TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM

Ưu điểm khi hiệu chuẩn thước đo chiều cao

Ưu điểm khi hiệu chuẩn thước đo chiều cao
Hiệu chuẩn thước đo chiều cao cần thực hiện định kỳ để đảm bảo thiết bị đang hoạt động đúng cách, cung cấp kết quả chính xác theo yêu cầu mà còn mang lại một số lợi ích khác.

Hiệu chuẩn thước đo chiều cao đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng và độ chính xác của thiết bị đo lường. Chuyên gia thực hiện sẽ thông qua việc so sánh kết quả đo với giá trị chuẩn, đảm bảo rằng sản phẩm đưa ra thông số đáng tin cậy, đáp ứng yêu cầu.

Thước đo chiều cao

Thước đo chiều cao đứng (Height Gauge) là công cụ đo chuyên dụng để xác định độ cao của bề mặt, đường cắt, khoảng cách theo trục Z giữa hai điểm trên vật thể. Với thiết kế đơn giản, dễ sử dụng phạm vi đo từ 150mm đến 1000mm, giá trị đọc nhỏ nhất là 0.01mm, 0.02mm hay 0.05mm, độ chính xác cao, đây là lựa chọn lý tưởng cho nhiều lĩnh vực sản xuất, gia công chi tiết máy giúp đảm bảo sự chính xác và đồng nhất trong quá trình làm việc.

Ưu điểm khi hiệu chuẩn thước đo chiều cao

Cấu tạo

Thước đo chiều cao được cấu tạo từ chân đế, trục chính, thanh trượt, đầu đo có mũi nhọn, cơ cấu hiển thị kết quả đo để tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh giúp thiết hoạt động trơn tru.

Chân đế: phần dưới cùng của thước đo, đóng vai trò làm nền đặt và ổn định thiết bị trên bề mặt làm việc.

Trục chính: có chức năng giữ và hỗ trợ thanh trượt trong quá trình di chuyển lên xuống.

Thanh trượt: di chuyển theo trục chính, được sử dụng để dịch chuyển đầu đo đến vị trí cần đo.

Đầu đo có mũi nhọn: tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đối tượng cần đo, để dễ đo các điểm cụ thể.

Cơ cấu hiển thị kết quả đo: dạng cơ khí hoặc điện tử, giúp người sử dụng đọc và ghi nhận kết quả đo một cách chính xác.

Phân loại

Thước đo cao tiêu chuẩn được chia thành hai loại chính: cơ khí và điện tử (kỹ thuật số).

Thước đo chiều cao cơ khí gồm 3 loại: du xích, mặt đồng hồ số chỉ kim, bộ đếm số cơ học. Trong đó:

Du xích: cơ cấu hiển thị kết quả đo trên thước chính và thước phụ, vạch đo được chia theo đơn vị inch hoặc mm,

Mặt đồng hồ chỉ kim hoặc mặt đồng hồ nhảy số cơ học: không có thước phụ, thước chính mà hiện kết quả trên đồng hồ.

Thước đo chiều cao điện tử: sử dụng mặt hiển thị điện tử để đưa ra kết quả.

Ứng dụng

Thước đo chiều cao được ứng dụng rộng rãi trong gia công cơ khí, kiểm tra chất lượng sản phẩm, sửa chữa máy móc, chế tạo khuôn mẫu để kiểm tra độ chính xác, chất lượng sản phẩm, đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng.

Ưu điểm khi hiệu chuẩn thước đo chiều cao

Công nghiệp

Thước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kích thước chính xác của chi tiết máy, gia công khuôn mẫu.

Xây dựng

Thước được sử dụng để kiểm tra và đo lường kích thước của các thành phần trong quá trình xây dựng.

Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn thước đo chiều cao là quá trình đánh giá và điều chỉnh độ chính xác của thiết bị so với giá trị chuẩn, thường được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp để đảm bảo kết quả đo chính xác và nhất quán.

Ưu điểm

Hiệu chuẩn đảm bảo thước đo chiều cao mang lại kết quả chính xác bằng cách kiểm tra và điều chỉnh thiết bị. Điều kiện làm việc, rung động hoặc va chạm có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị, gây sai lệch. Việc thực hiện định kỳ giúp phát hiện lỗi sớm và thực hiện sửa chữa khi cần thiết.

Điều kiện hiệu chuẩn

Nhiệt độ: 20 ± 2 ºC.

Độ ẩm: (50 ± 20) % RH.

Các phép hiệu chuẩn

Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra đo lường

Chuẩn bị hiệu chuẩn

Làm sạch thước đo và bàn đá bằng dung dịch theo quy định.

Đặt thước đo và chuẩn trong điều kiện hiệu chuẩn ít nhất 2 giờ để ổn định nhiệt độ.

Quy trình

- Kiểm tra bên ngoài

Đối với thước đo chiều cao cơ khí:

Mặt thước và mỏ đo không có vết trầy xước, han rỉ, lồi lõm, hư hỏng ảnh hưởng đến độ chính xác.

Vạch khắc trên thang đo cần rõ ràng, đều đặn và vuông góc với mép, đế thước phải bằng phẳng, không có khuyết tật làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

Đối với thước đo chiều cao điện tử:

Chữ số trên bộ hiển thị phải rõ ràng và không đứt nét.

Đầy đủ thông tin chi tiết về giá trị độ chia, ký hiệu của cơ sở chế tạo.

- Kiểm tra kỹ thuật

Khung trượt, khung điều chỉnh cần di chuyển mượt mà trong phạm vi đo của thước.

Vít hãm phải giữ chặt khung trượt ở bất kỳ vị trí nào cần thiết. Khi siết chặt, hai mỏ đo cần được giữ cố định.

Đảm bảo rằng mỏ đo của thước đo chiều cao chạy song song với bàn đá phẳng.

- Kiểm tra đo lường

Gắn thiết bị kiểm soát lực vào mỏ đo để kiểm soát lực cho mỗi lần đo. Lực khi chạm gauge block phải được kiểm soát như nhau tại mỗi lần đo bằng dail tester.

Thực hiện kiểm tra theo các điểm 25, 50, 75 và 95% của toàn thang đo.

Thực hiện cài đặt điểm 0 trên căn mẫu chuẩn có giá trị là 10 mm đối với tất cả các loại thước đo cao.

Chọn căn mẫu song phẳng có giá trị xấp xỉ 25% của toàn thang đo, nâng mỏ đo của thiết bị đo lên và cho căn mẫu vào, hạ mỏ đo xuống chạm vào căn mẫu chuẩn, ghi nhận lại giá trị.

Thực hiện tương tự với các điểm đo 50,75 và 95% của toàn thang đo và ghi nhận giá trị và so sánh với dung sai cho phép của nhà sản xuất.

Xử lý chung

Sau khi hiệu chuẩn, thước đo chiều cao sẽ được gắn tem và chứng nhận kèm thông báo kết quả hiệu chuẩn. Chu kỳ hiệu chuẩn đề xuất là 01 năm.

zalo-img.png
0973409555