Máy đo độ dẫn điện (EC) là thiết bị được áp dụng đo độ dẫn điện dung dịch. Máy sẽ đo công suất ion trong dung dịch bằng cách ghi nhận dòng điện chạy qua nó.
Độ dẫn điện dung dịch là thông số thể hiện mức độ truyền tải điện của dung dịch đó qua 1 khoảng cách nhất định, thường được đo bằng đơn vị Siemens/cm. Trong dung dịch, các chất có điện li mạnh sẽ có độ dẫn điện cao, ví dụ muối NaCl. Sự hiện diện ion Na+ và Cl- trong muối NaCl sẽ làm tăng độ dẫn điện dung dịch.
Trong nước cất, nước khử ion có tính điện ly yếu nên độ dẫn điện chỉ <1μS/cm.
Cấu tạo máy đo độ dẫn điện gồm bộ hiển thị và đầu dò.
Nguyên lý hoạt động máy dựa trên việc đo hiệu điện thế giữa hai chân điện cực. Máy đo độ dẫn điện hoạt động bằng cách áp dụng điện áp xoay chiều vào dung dịch. Điều này tạo ra dòng điện, phụ thuộc vào khả năng dẫn điện của dung dịch. Dòng điện này sau đó được đo lường. Giá trị độ dẫn điện được xác định dựa trên công thức tính toán và tham chiếu của máy.
Trong lĩnh vực y tế, máy đo độ dẫn điện đóng vai trò quan trọng. Nó đảm bảo nước pha chế đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Độ dẫn điện của nước này thường phải thấp, dưới 1μS/cm hoặc 0.1μS/cm.
Ngành công nghiệp thực phẩm: thiết bị giúp kiểm tra độ dẫn điện của nước đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng an toàn, không gây hại.
Ngành công nghiệp sản xuất: các linh kiện bán dẫn, máy đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra nước xả thải ra ngoài với yêu cầu mức trở kháng cao.
Trong nuôi trồng thủy hải sản, máy đo độ dẫn điện giám sát độ dẫn điện của nguồn nước. Máy này phản ánh nồng độ các chất hòa tan. Điều này đảm bảo điều kiện môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, và thủy hải sản.
Máy còn sử dụng trong đời sống hàng ngày để đo nước uống, nước sinh hoạt và trong lĩnh vực sản xuất, xử lý nước, nông nghiệp, công nghiệp, phòng thí nghiệm.
Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự chính xác, ổn định, tuân thủ tiêu chuẩn, tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khỏe và môi trường.
Máy đo độ dẫn điện có thể mất tính chính xác sau một thời gian sử dụng do ảnh hưởng của môi trường và tần suất hoạt động. Hiệu chuẩn định kỳ giúp đảm bảo rằng máy đo luôn đo lường chính xác và cung cấp kết quả đáng tin cậy.
Máy đo cần phải ổn định để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu được đo. Hiệu chuẩn giúp kiểm tra và điều chỉnh thiết bị để chắc chắn nó không bị thay đổi.
Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y tế, thực phẩm, công nghiệp, hiệu chuẩn máy đo là bắt buộc đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt chất lượng, an toàn.
Hiệu chuẩn định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề và sự cố trong máy đo, từ đó giảm thiểu rủi ro sửa chữa và thay thế linh kiện đắt tiền sau này.
Trong các ứng dụng y tế và môi trường, kết quả đo độ dẫn điện chính xác là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện cần đáp ứng các quy định về các phép hiệu chuẩn, dụng cụ, điều kiện môi trường, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện bao gồm các bước sau:
Kiểm tra máy có đúng hình dáng, kích thước được quy định trong tài liệu kỹ thuật.
Đảm bảo màn hình hiển thị bình thường, cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác.
Kiểm tra nhãn hiệu máy đầy đủ thông tin: tên nhà sản xuất, mã sản phẩm, các thông số kỹ thuật khác, điều này quan trọng để xác định nguồn gốc về máy.
Đảm bảo rằng phụ kiện đi kèm như dây cáp, cảm biến… đều có mặt, không hỏng.
Kiểm tra trạng thái hoạt động, cơ cấu chỉnh máy theo hướng dẫn tài liệu kỹ thuật.
Phương pháp hiệu chuẩn được thực hiện bằng cách so sánh kết quả đo trực tiếp với giá trị độ dẫn điện được chứng nhận của dung dịch tại nhiệt độ (25 ± 0,01) °C.
Kiểm tra sai số: Trước mỗi điểm hiệu chuẩn, đầu đo của máy được ngâm trong dung dịch chuẩn tương ứng ít nhất 03 lần và trong 10 phút. Đo ít nhất 03 lần liên tiếp tại mỗi điểm hiệu chuẩn và ghi kết quả vào biên bản.
Kiểm tra độ lặp lại: Chọn dung dịch chuẩn và sử dụng máy đo ít nhất 05 lần liên tiếp để xác định nồng độ dung dịch. Ghi lại kết quả vào biên bản và đảm bảo rằng kết quả cuối cùng độ lập không lớn hơn 1/3 mức sai số cho phép máy đo.
Sau khi ghi lại kết quả đo lường, thực hiện tính toán các hệ số theo yêu cầu, bao gồm độ lặp, chuẩn và các yếu tố khác. Máy được dán tem hiệu chuẩn và cung cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn sau khi hoàn thành quá trình.
Theo yêu cầu, chu kỳ hiệu chuẩn khuyến nghị là 1 năm.