TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM

Tầm quan trọng của hiệu chuẩn thước đo lỗ

Tầm quan trọng của hiệu chuẩn thước đo lỗ
Hiệu chuẩn thước đo lỗ giúp đảm bảo kích thước, hình dạng của lỗ trên các sản phẩm cơ khí đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp ráp, thi công…

Hiệu chuẩn thước đo lỗ được chuyên gia thực hiện để đảm bảo thiết bị đáp ứng đúng các thông số kỹ thuật, duy trì độ chính xác. Điều này quan trọng đối với các ngành công nghiệp yêu cầu độ chính xác cao như chế tạo máy, sản xuất linh kiện điện tử và hàng không vũ trụ, đồng thời giúp giảm thiểu chệch lệch trong quy trình sản xuất.

Thước đo lỗ

Thước đo lỗ là công cụ chuyên dụng được thiết kế để đo đường kính của lỗ khoan, lỗ trên các chi tiết, hoặc đường kính bên trong các loại ống với độ chính xác cao. Cấu tạo nhỏ gọn và tiện lợi, thước được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo, cơ khí, điện tử.

Tầm quan trọng của hiệu chuẩn thước đo lỗ

Phân loại

Thước đo lỗ có 3 loại được sử dụng phổ biến: Telescopic, lỗ nhỏ, đồng hồ so.

Thước đo lỗ Telescopic: hoạt động bằng cách chuyển thông số bên trong đến một công cụ đo khác (panme). Thước khóa bằng cách xoay đầu với khía tay cầm. Khi tiến hành đo,  thước sẽ được đưa vào một góc nhỏ với lỗ, nhẹ nhàng khóa lại với kích thước lớn hơn một chút so với lỗ ở góc đó. Sau đó, lắc tay cầm từ bên này sang bên kia, từ từ di chuyển tay cầm qua lỗ khoan đến phía bên kia. Sau đó sẽ được lấy ra và đo bằng sự trợ giúp của một panme hoặc một thước cặp.

Thước đo lỗ nhỏ: ban đầu có kích thước nhỏ hơn so với đường kính cần đo. Sau đó, nó được đưa vào lỗ khoan, được điều chỉnh thông qua việc xoay núm xoay tại chân đế. Quá trình đo liên quan đến việc cảm nhận áp lực nhẹ khi máy đo được di chuyển trong lỗ khoan. Sau đó, kết quả đo được lấy ra và đo bằng thước cặp hoặc panme.

Thước đo lỗ có kèm theo đồng hồ so (cơ hoặc điện tử): kiểm tra kết quả trực tiếp trên thiết bị, mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng và độ chính xác cao trong quá trình đo lường.

Chức năng

Thước đo lỗ có công dụng chủ yếu là đo và kiểm tra kích thước đường kính của các lỗ, đảm bảo chất lượng, độ chính xác trong sản xuất, đặc biệt trong ngành chế tạo và cơ khí, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng

Thước đo lỗ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như chế tạo máy, điện tử, xây dựng, ô tô, dầu khí, thực phẩm và dược phẩm giúp đảm bảo độ chính xác của kích thước đường kính lỗ, đóng vai trò quan trọng trong kiểm tra chất lượng, đảm bảo độ chính xác của sản phẩm trong khâu sản xuất và lắp ráp.

Tầm quan trọng của hiệu chuẩn thước đo lỗ

Cơ khí

Thước được sử dụng để đo kích thước đường kính lỗ trên các chi tiết máy móc, đảm bảo khớp nhau trong quá trình lắp ráp.

Điện tử

Thước đo lỗ giúp kiểm tra và đảm bảo độ chính xác của lỗ trên các bo mạch in, linh kiện điện tử.

Xây dựng

Thước đo kích thước của các lỗ hoặc ống trong các công trình.

Ô tô

Trong sản xuất và bảo trì ô tô, thước đo lỗ được sử dụng để kiểm tra đường kính các lỗ trên các chi tiết khung, đảm bảo độ chính xác và an toàn.

Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn thước đo lỗ là quá trình so sánh với các chuẩn đo đã được xác định trước, nhằm đánh giá và điều chỉnh độ chính xác của thước đo.

Ưu điểm

Hiệu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thước đo hoạt động với độ chính xác cao. Điều kiện làm việc, va chạm và rung động đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm. Thực hiện hiệu chuẩn định kỳ giúp phát hiện và điều chỉnh sớm các sai lệch.

Quy trình

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

Phải có đầy đủ thông tin quy định của phương tiện đo, bao gồm tên, nhãn hiệu, kiểu/loại, số hiệu, chỉ thị, phạm vi hoạt động, độ phân giải, nhà sản xuất

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Bộ phận chỉ thị hoạt động ổn định, các số hiển thị hoặc vạch phân chia phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

- Kiểm tra điểm "0"

- Kiểm tra chiều sâu

- Xác định sai số

- Tính toán độ không đảm bảo đo

Bước 4: Xử lý kết quả

Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được dán tem, cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn.

Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.

Ô tô

Trong sản xuất và bảo trì ô tô, thước đo lỗ được sử dụng để kiểm tra đường kính các lỗ trên các chi tiết khung, đảm bảo độ chính xác và an toàn.

Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn thước đo lỗ là quá trình so sánh với các chuẩn đo đã được xác định trước, nhằm đánh giá và điều chỉnh độ chính xác của thước đo.

Ưu điểm

Hiệu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thước đo hoạt động với độ chính xác cao. Điều kiện làm việc, va chạm và rung động đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm. Thực hiện hiệu chuẩn định kỳ giúp phát hiện và điều chỉnh sớm các sai lệch.

Quy trình

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

Phải có đầy đủ thông tin quy định của phương tiện đo, bao gồm tên, nhãn hiệu, kiểu/loại, số hiệu, chỉ thị, phạm vi hoạt động, độ phân giải, nhà sản xuất

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Bộ phận chỉ thị hoạt động ổn định, các số hiển thị hoặc vạch phân chia phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

- Kiểm tra điểm "0"

- Kiểm tra chiều sâu

- Xác định sai số

- Tính toán độ không đảm bảo đo

Bước 4: Xử lý kết quả

Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được dán tem, cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn.

Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.

zalo-img.png
0973409555