Cảm biến áp suất thủy lực (cảm biến đo áp lực cao) là thiết bị được lắp đặt vào các hệ thống ống dẫn hoặc thùng chứa để đo áp suất môi trường và truyền thông tin đến các thiết bị điều khiển để xử lý. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thủy lực hoặc khí nén, được sử dụng trong cẩu trục hoặc máy ép áp suất lớn. Chúng có nhiều dạng thang đo khác nhau, chẳng hạn như 0-160bar, 0-250bar, 0-400bar, 0-600bar, để phù hợp với các ứng dụng khác nhau.
Cảm biến áp suất thủy lực có nhiều ứng dụng quan trọng và đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Cảm biến được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa để đo áp suất trong quá trình sản xuất, điều khiển quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Trong xe hơi, cảm biến dùng để đo áp suất dầu trong hệ thống lái, hệ thống phanh và hệ thống truyền động nhằm kiểm soát hiệu suất xe và đảm bảo an toàn khi lái xe.
Cảm biến áp suất thủy lực là một phần quan trọng của hệ thống thủy lực, được sử dụng để kiểm soát áp suất và luồng chất lỏng trong máy móc và thiết bị công nghiệp như máy ép, cẩu trục, máy ép gỗ.
Các hệ thống điện mặt trời và gió, cảm biến áp suất thủy lực, cảm biến để đo áp suất trong hệ thống dẫn nước và dẫn khí, giúp kiểm soát và tối ưu hóa quy trình sản xuất điện.
Cảm biến giúp đo và kiểm soát áp suất trong hệ thống khí gas và lò hơi công nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu suất của các quy trình.
Cảm biến hỗ trợ đánh giá áp suất và luồng của các chất lỏng và khí, đặc biệt là trong quy trình sản xuất và xử lý hóa chất.
Cảm biến hỗ trợ đo áp suất máu trong hệ thống theo dõi sức khỏe và thiết bị y tế.
Cảm biến được sử dụng để đo áp suất và kiểm soát quá trình khoan, sản xuất và vận chuyển dầu và khí đốt.
Hiệu chuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
Sau thời gian sử dụng, chất lượng sản phẩm đi xuống, hiệu chuẩn làm cho thiết bị hoạt động ổn định và kết quả dữ liệu đo lường đáng tin cậy.
Trong các ngành như y tế, hàng không và sản xuất, hiệu chuẩn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn của người dùng (bệnh nhân, chuyến bay an toàn và rủi ro).
Hiệu chuẩn đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn ngành trong các lĩnh vực có quy định nghiêm ngặt như y tế, môi trường và sản phẩm thực phẩm.
Hiệu chuẩn giúp cải thiện hiệu suất của thiết bị, đặc biệt trong các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng.
Hiệu chuẩn đi kèm với kiểm tra nên đôi khi nó giúp xác định sự cố bên trong, giúp tránh lỗi không mong muốn và thực hiện sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
Hiệu chuẩn định kỳ giúp tránh các lỗi đo lường không cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và tái sản xuất.
Quá trình hiệu chuẩn đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiến thức chuyên môn và tiến hành chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết như bộ hiệu chuẩn, máy đo áp suất, đồng hồ đo áp suất chuẩn xác, bảng biểu đồ và các dụng cụ liên quan khác.
Ký hiệu, thông tin liên quan đến số se ri, nhà sản xuất, giá trị độ chia, phạm vi đo…phải rõ nét, đều đặn để xác định nguồn gốc và thông số kỹ thuật của nó.
Không bị hư hỏng: đặc biệt là những vết trầy, nứt, bể, vỡ do va chạm đều làm ảnh hưởng đến tính năng và hoạt động của cảm biến.
Cảm biến phải hiển thị dữ liệu một cách rõ ràng, đầy đủ và không được mất nét, nhòe hoặc mờ.
Xác định điểm nút zero
Liên quan đến việc xác định giá trị áp suất khi không có áp suất tác động lên cảm biến. Thực hiện bằng cách kết nối cảm biến với máy đo, thiết lập áp suất bằng 0 psi (hoặc 0 bar) và điều chỉnh cho đến khi nó đọc giá trị chính xác.
Xác định điểm full scale
Điều này liên quan đến việc xác định giá trị áp suất tối đa mà cảm biến có thể đo được, thực hiện bằng cách áp dụng áp suất tối đa và chỉnh cảm biến để đảm bảo nó đọc giá trị chính xác tại điểm này.
Xác định các điểm giữa
Nếu cần thiết, cảm biến có thể được hiệu chuẩn tại các điểm áp suất trung gian để đảm bảo độ chính xác trên toàn dải áp suất.
Ghi lại các giá trị hiệu chuẩn, bao gồm các giá trị zero, full scale và các điểm giữa (nếu có), cùng với bất kỳ thông tin bổ sung nào như nhiệt độ môi trường.
Xác nhận độ chính xác
Kiểm tra lại các giá trị hiệu chuẩn để đảm bảo độ chính xác của quá trình hiệu chuẩn.
Sau khi hiệu chuẩn hoàn thành, bảo trì cảm biến và lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến hiệu chuẩn. Việc này cần được cập nhật và theo dõi định kỳ để đảm bảo rằng sản phẩm luôn hoạt động ổn định.
Khả năng chịu quá áp của cảm biến áp suất thủy lực ra sao?Cảm biến có khả năng chịu quá áp lên đến 150% dãy đo, với mức quá áp tương ứng tùy thuộc vào dãy đo: 160 bar (320 bar), 250 bar (500 bar), 400 bar (600 bar), 600 bar (800 bar). Áp suất càng tăng, khả năng chịu quá áp của cảm biến trở nên hạn chế hơn. Thông thường, giới hạn quá áp cao hơn khoảng 200 bar so với áp suất làm việc, là một biện pháp an toàn do áp suất thiết kế của nhiều thiết bị chỉ sử dụng 80% công suất thiết kế (cẩu trục). Thực tế, trường hợp quá áp lên đến 1.5 lần rất hiếm và thường chỉ xảy ra trong các tình huống đặc biệt. Cảm biến áp suất thủy lực kết hợp với bộ phận nào?Sự kết hợp giữa cảm biến áp suất và các bộ phấn sau sẽ tạo nên một hệ thống đo hiệu quả: Công tắc áp suấtCông tắc áp suất được sử dụng để đóng ngắt hoặc cảnh báo khi áp suất đạt ngưỡng cụ thể, đảm bảo an toàn hoặc kiểm soát quy trình. Đồng hồ áp suấtĐồng hồ và cảm biến được lắp đặt trên cùng một đường ống hoặc khu vực kiểm tra để người sử dụng hoặc nhân viên quản lý tiện cho việc theo dõi áp suất và so sánh thuận tiện. |