TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM

Tại sao phải hiệu chuẩn thước dây?

Tại sao phải hiệu chuẩn thước dây?
Hiệu chuẩn thước dây là quy trình giúp đảm bảo kết quả đo lường chính xác theo tiêu chuẩn quy định. Điều này nên được thực hiện định kỳ để thiết bị duy trì hiệu suất theo thời gian.

Hiệu chuẩn thước dây là bước không thể bỏ qua để đảm bảo sự chính xác và đáng tin cậy trong các công việc đo lường. Mỗi đơn vị đo lường như mét, milimét, hoặc inch đều có ý nghĩa quan trọng, bất kỳ sai số nào cũng có thể dẫn đến những hậu quả lớn. Khi hiệu chuẩn không đúng cách, nó có thể dẫn đến việc thu được thông tin không chính xác về kích thước của sản phẩm hoặc công trình làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng, thiệt hại nặng nề về mặt tài chính, uy tín của doanh nghiệp.

Thước dây

Thước dây cuộn là dụng cụ đo lường kích thước của vật thể, được sản xuất từ hợp kim, thép hoặc vật liệu mềm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Thiết kế nếp gấp ở đầu thước giúp móc nhanh chóng vào các cạnh bàn hoặc vật dụng khi đo đạc. Nổi bật với khả năng co giãn, kéo dài khi cần thiết, tự thu lại nhờ sự hỗ trợ từ lò xo bên trong. Tính linh hoạt, khả năng chính xác và độ bền của thước dây đã làm cho nó trở thành một công cụ không thể thiếu trong hộp dụng cụ của người thợ, kỹ sư và nghệ nhân.

Tại sao phải hiệu chuẩn thước dây?

Đơn vị đo

Đơn vị đo của thước dây bắt nguồn ở Anh nên cần quy đổi số liệu inch sang mét (m):

12 inch = 1ft (foot)

36 inch = 1 yd ( thước Anh)

1 inch = 2.54 centimet (cm)

1 inch = 25.4 millimet (mm)

1 inch = 0.0254 mét (m)

Cấu tạo

Cấu tạo của thước dây gồm: vỏ, công tắc bên hông, day đo, lò xo, phanh kiểm soát.

Vỏ: làm từ nhựa, có khả năng chịu va đập tốt để bảo vệ các bộ phận bên trong.

Công tắc bên hông: hỗ trợ việc bật thước ra vào dễ dàng, giảm nguy cơ rối hoặc gãy.

Dây đo: đa số  sử dụng chất liệu kim loại, có in vạch đo bên trên. Phần đầu thường được thiết kế dạng nếp gấp, tích hợp một lỗ nằm trên đầu thước, giúp móc thước vào đinh hoặc đầu đồ vật khi đo mà không cần sự hỗ trợ từ người khác.

Lò xo: nằm bên trong giúp thước tự cuộn lại vào vỏ sau khi sử dụng.

Phanh kiểm soát: giữ dây thước tại chỗ khi đo, giúp kiểm soát độ dài đo một cách chính xác.

Ứng dụng

Thước dây cuộn là công cụ được sử dụng để đo khoảng cách, xác định chiều rộng, đường kính, kích thước giữa hai điểm trên bề mặt vật dụng hoặc công trình trong xây dựng, kỹ thuật, cơ khí và nghề mộc. Với độ chính xác cao và linh hoạt, thích hợp cho việc đo đạc từ chi tiết nhỏ đến các lớn như đường ống, dây dẫn.

Tại sao phải hiệu chuẩn thước dây?

Cách sử dụng

Với hướng dẫn sử dụng thước dây chi tiết sau đây, bạn sẽ có khả năng sử dụng thước dây đúng cách, chính xác,  tăng độ bền của công cụ.

Đo đạc

Đặt đầu thước gắn vào bề mặt cần đo, để thân dây sát với bề mặt và kéo dài đến vị trí cần đo (tường, vật liệu, gỗ) hoặc khoảng trống bạn muốn đo, tránh uốn cong hoặc kéo dây quá mức.

Thu dây

Đặt tay không gần hai cạnh của thước, thả dây từ từ cho đến khi hoàn thành việc thu dây. Điều này tránh tổn thương, giữ thước hoạt động bền bỉ, tránh tình trạng dây bị rối.

Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn thước dây cuộn là quá trình kiểm tra để đảm bảo độ chính xác của thiết bị so với một tiêu chuẩn đã được xác định trước đó. Lúc này, phát hiện những lỗi có thể dẫn đến sai số trong quá trình đo lường, thực hiện sửa chữa hoặc điều chỉnh để khắc phục nhằm đảm bảo thước hoạt động theo tiêu chuẩn.

Phạm vi áp dụng

Thước có phạm vi đo lên đến 100m, độ không đảm bảo đo không vượt quá: (0,1 + 0,1 L) mm. Trong đó, L là chiều dài danh nghĩa của thước cuộn, được tính bằng mét (m).

Các phép hiệu chuẩn          

Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra đo lường

Điều kiện hiệu chuẩn

- Nhiệt độ: (20 ± 2) ºC;

- Độ ẩm: (55 ± 5) %RH.

Chuẩn bị hiệu chuẩn

Vệ sinh thước dây sạch sẽ.

Đặt trong phòng hiệu chuẩn ít nhất hai giờ trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

Quy trình

- Kiểm tra bên ngoài

Ký hiệu, mã hiệu của cơ sở sản xuất, thông tin về phạm vi đo cũng phải được ghi trên thước đều phải đầy đủ.

Bề mặt sạch và nhẵn, không có vết xước ảnh hưởng đến việc đọc số, không có rỉ sét đối với thước kim loại.

Hai mép của thước phải thẳng và song song khi trải lên mặt phẳng.

Bộ phận cuốn phải hoạt động trơn tru.

Chữ số ghi trên thước phải bền, rõ ràng, không thể xóa được.

- Kiểm tra kỹ thuật

Giá trị độ chia “i” của thước phải có giá trị: 0,5 mm; 1 mm.

Các vạch của thước phải bền (không xóa được), thẳng, đều, vuông góc với mép thước.

Chiều dày vạch chia trên thước không được lớn hơn 0,2 mm. Kiểm tra chiều dày vạch chia trên thước tại 3 vị trí (khoảng đầu, giữa và cuối thước) bằng lúp đo hoặc thiết bị đọc số có giá trị độ chia ≤ 0,05 mm. Ghi kết quả đo được vào bảng 1 của biên bản hiệu chuẩn.

Nếu thước cuộn cần hiệu chuẩn khi kiểm tra kỹ thuật không đạt yêu cầu thì không tiến hành kiểm tra đo lường.

- Kiểm tra đo lường

Yêu cầu: Bề rộng vạch chia, Sai số của thước cuộn chuẩn

Trình tự kiểm tra:

Kiểm tra bề rộng vạch chia

Xác định sai số của thước

Xử lý chung

Nếu độ không đảm bảo đo ≤ (0,1 + 0,1 L) mm, thước được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn…) theo quy định. Ngược lại thì không cấp chứng chỉ hiệu chuẩn mới và xóa dấu hiệu chuẩn cũ (nếu có).

Chu kỳ hiệu chuẩn là 12 tháng.

zalo-img.png
0973409555