Máy đo tọa độ
Máy đo tọa độ còn gọi là máy đo 3D hoặc Coordinate Measuring Machine (CMM), hoạt động dựa trên nguyên lý di chuyển một đầu dò theo ba chiều (X, Y và Z), xác định tọa độ các điểm trên bề mặt vật thể nhằm mô phỏng kích thước chính xác của sản phẩm, đánh giá mẫu, lược đồ góc, hướng, chiều sâu, chép mẫu, tạo hình, độ phân giải, khả năng chịu trọng lượng của vật đo.
Máy đo 3D CMM gồm thân máy, đầu đo, hệ thống điều khiển, phần mềm đo lường.
Thân máy: có kích thước lớn nhất, gồm một bàn cố định, hệ thống giá đỡ đầu dò có khả năng di chuyển.
Hệ thống điều khiển: có thiết kế phức tạp, gồm kết cấu cơ khí, truyền động, bảng mạch điện tử, màn hình hiển thị.
Đầu đò: có nhiều loại khác nhau, gồm cơ khí, quang, laser, ánh sáng trắng. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của quy trình đo lường, tính chất của vật thể cần đo.
Phần mềm đo lường: thu thập, xử lý dữ liệu, điều khiển hệ thống theo các thuật toán đã được thiết lập sẵn.
Các loại máy đo tọa độ được phân loại dựa trên hệ tọa độ sử dụng, sự tương tác giữa CMM và bề mặt bộ phận được đo.
Dựa trên hệ tọa độ sử dụng: gồm CMM cầu di chuyển (Moving-bridge CMM), CMM cầu cố định (Fixed-bridge CMM), CMM cánh tay ngang (Cantilever CMM), Giàn CMM (Gantry CMM), CMM hình chữ L (L-shaped CMM).
Dựa trên sự tương tác giữa máy đo CMM và bề mặt bộ phận: gồm CMM tiếp xúc và CMM không tiếp xúc (CMM quang học).
Máy đo tọa độ 3 chiều được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp để đo lường chính xác kích thước bộ phận kỹ thuật, xác định hình dạng và vị trí, kiểm tra chất lượng trong ngành ô tô, hàng không, linh kiện điện tử, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chất lượng trong quy trình sản xuất.
Hướng dẫn sử dụng máy đo 3D CMM thay đổi theo từng loại máy. Dưới đây là cách tổng quan để bạn bắt đầu. Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất để biết thông tin chi tiết về việc sử dụng.
Vệ sinh máy và cây máy tính kết nối dữ liệu.
Kiểm tra chi tiết như dây đai cao su, dây đai thép, độ cân bằng của thiết bị, tín hiệu của đầu đo PH,…
Kiểm tra thông số cài đặt như tốc độ đo, độ chính xác, độ phân giải.
Bật máy.
Xác định điểm và đặc điểm cần đo trên mẫu.
Chọn chương trình đo phù hợp dựa trên yêu cầu cụ thể.
Đặt đầu đo và thiết lập hệ thống đo lường.
Di chuyển đầu đo đến các vị trí cần đo, quét hoặc chạm vào các điểm cụ thể.
Đảm bảo đầu đo tiếp xúc chính xác và ổn định với mẫu.
Xử lý dữ liệu thu thập bằng phần mềm đo lường.
Kiểm tra và phân tích dữ liệu để xác định kết quả đo lường, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tạo báo cáo đo lường chi tiết với thông số và đánh giá.
Ghi nhận kết quả đo lường và lưu trữ dữ liệu cho theo dõi và phân tích sau này.
Tắt nguồn máy, thực hiện bảo quản máy đo, các thiết bị liên quan theo hướng dẫn nhà sản xuất.
Hiệu chuẩn máy đo tọa độ là quá trình quan trọng để duy trì và khôi phục độ chính xác của thiết bị. Yếu tố rung động, thời gian, điều kiện làm việc khiến sản phẩm trải qua sự mòn và biến dạng, dẫn đến sai số đo lường, không đồng đều trong 3 trục X, Y, Z. Thực hiện định kỳ giúp phát hiện và sửa chữa sự chệch lệch trong máy, tránh tình trạng đo không chính xác, đảm bảo rằng máy hoạt động ổn định.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo tọa độ gồm 12 bước:
Bước 1: Vệ sinh các bộ phận của máy CMM
Bước 2: Vệ sinh, bảo dưỡng cây máy tính.
Bước 3: Kiểm tra chức năng các bộ phận cơ khí, lực căng dây đai cao su, dây đai thép.
Bước 4: Kiểm tra, điều chỉnh tín hiệu của bộ điều khiển.
Bước 5: Kiểm tra độ cân bằng máy.
Bước 6: Kiểm tra hoạt động của ổ máy, ổ lăn, động cơ.
Bước 7: Kiểm tra tín hiệu của bộ đầu đo PH.
Bước 8: Kiểm tra độ chính xác theo phương vuông góc của máy.
Bước 9: Kiểm tra độ chính xác của máy theo phương X,Y,Z và 4 hướng nghiêng (P1, P2, P3, P4), điều chỉnh về tiêu chuẩn nếu các chỉ số không đạt.
Bước 10: Sao lưu lại dữ liệu.
Bước 11: Lập báo cáo kết quả hiệu chuẩn.
Bước 12: Cấp tem và chứng nhận hiệu chuẩn.