Hiệu chuẩn thước đo góc điện tử giúp đảm bảo độ chính xác của thiết bị đo bằng cách so sánh với giá trị chuẩn, được thực hiện tại các trung tâm hiệu chuẩn chuyên nghiệp nhằm đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy của thiết bị trong các ứng dụng công nghiệp. Đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và độ chính xác của quy trình đo lường và thành phẩm.
Thước đo góc điện tử là công cụ cầm tay tiện dụng, được sử dụng để đo góc giữa các đối tượng hoặc điểm trong không gian trong quá trình thiết kế nội thất và xây dựng.
Với khả năng đo từ 0 đến 360 độ, nhiều tính năng tiện ích gồm màn hình số hiển thị kết quả đo, khả năng lưu trữ dữ liệu, tính năng kết nối với các thiết bị khác như máy tính, giúp nâng cao độ chính xác, tính tiện lợi trong quá trình đo lường và ghi lại dữ liệu.
Cấu tạo của thước đo góc điện tử thường gồm như thân đo, màn hình, núm xoay, khoá góc để tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh.
Hai thanh thước thẳng: có độ dài bằng nhau, tạo ra một khung chính cho thiết bị.
Núm xoay: đặt ở trung tâm của hai thanh thước, giữ cho hai thanh thước cố định và tạo điều kiện thuận tiện cho quá trình mở/đóng khi đo.
Màn hình hiển thị: được tích hợp để hiển thị giá trị đo được.
Khóa góc: thường được tích hợp gần núm xoay, giúp cố định góc đo khi nó đạt được giá trị mong muốn, ngăn chặn sự dịch chuyển.
Lưu ý: cấu tạo cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất và mục đích sử dụng cụ thể của thước đo góc điện tử.
Một số loại thước đo góc điện tử phổ biến như: góc nghiêng điện tử, thước thủy điện tử.
Thước đo góc nghiêng điện tử: màn hình LCD rộng, dễ đọc, cung cấp thông tin số đầy đủ, rõ nét.
Thước thủy điện tử hay thước nivo điện tử: có khả năng đo cân bằng bằng cách sử dụng nước và bọt khí bên trong ống thủy, cung cấp thông số về góc, độ nghiêng, độ dốc của các bề mặt.
Thước đo góc điện tử được sử dụng để đo góc nghiêng của các bề mặt, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế nội thất nhằm tăng cường chính xác, đảm bảo chất lượng và sự đồng nhất trong sản phẩm cuối cùng, hiệu suất trong sản xuất và xử lý vật liệu.
Xác định góc cần thiết cho việc lắp đặt, đóng khung, làm khuôn, đảm bảo sự chính xác và đồng đều trong quá trình xử lý và sản xuất, giúp đạt được sự hoàn hảo và chính xác trong quá trình sản xuất.
Nó giúp xác định độ chính xác của công trình và đảm bảo thiết kế được thực hiện đúng theo bản vẽ, lên ý tưởng và thiết kế vật dụng hay không gian nội thất, thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Sử dụng thước đo góc để kiểm tra góc và độ chính xác trong quá trình lắp ráp mạch điện và linh kiện.
Những ứng dụng này chỉ là một số ví dụ, thước đo góc điện tử được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của công việc hoặc dự án.
Hiệu chuẩn thước đo góc điện tử là quá trình đảm bảo độ chính xác của thiết bị, bao gồm việc so sánh với giá trị đã biết, điều chỉnh để giảm sai số đo lường, cải thiện độ ổn định, duy trì tuổi thọ của thiết bị.
Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra đo lường
Nhiệt độ: (10 ÷ 30)ºC.
Độ ẩm: ( 50 ± 15) %RH.
Lau sạch thước bằng dung dịch làm sạch như xăng công nghiệp hay dung môi tương đương.
Đặt thước và chuẩn trong điều kiện hiệu chuẩn không ít hơn 1 giờ.
- Kiểm tra bên ngoài:
Còn đầy đủ nhãn mác, ghi rõ xuất xứ và giá trị độ chia.
Các bề mặt làm việc không bị sứt mẻ, lồi lõm.
- Kiểm tra kỹ thuật:
Bộ phận điều chỉnh, màn hình hiển thị phải còn hoạt động tốt.
- Kiểm tra đo lường:
Sử dụng thiết bị để đo các góc trên mẫu thử nghiệm và ghi lại các kết quả đo được.
So sánh kết quả đo được với các giá trị chuẩn và điều chỉnh thiết bị (nếu có) để đảm bảo độ chính xác.
Cuối cùng, thước sẽ được dán tem hiệu. Chu kỳ hiệu chuẩn đề nghị là 01 năm.