Thước đo đường kính
Thước đo đường kính còn gọi là thước đo chu vi (Circumference Measuring Tape), công cụ đa năng kết hợp đo chu vi và đo đường kính trên cùng một thiết bị, để đo các đối tượng tròn như cây, rulo (trong hệ thống băng tải, cầu tải, máy kéo, v.v.), cuộn giấy, cuộn thép, đường ống, bồn chứa...mang lại tính linh hoạt trong việc đo lường.
Thước đo đường kính được thiết kế với chất liệu đa dạng, cách khắc vạch chia độc đáo, giúp đảm bảo độ chính xác và dễ sử dụng.
Vạch chia
- Khắc axit: tạo ra vết khắc sâu, không sắc bén, làm cho vạch chia bền hơn, không đẹp về mặt thẩm mỹ khi soi trên kính lúp, phù hợp cho môi trường bụi bặm.
- Khắc laser: tạo ra vết khắc tinh xảo, bắt mắt nhưng không sâu bằng vết khắc axit, thích hợp cho môi trường sạch, ít mài mòn.
Vật liệu chế tạo
- Thép carbon: giá thành thấp và nhẹ.
- Inox: bền, cứng hơn thép carbon, phù hợp trong môi trường hoá chất.
Các lọa thước đo đường kính được sử dụng phổ biến như đo đường kính trong (bên trong lỗ), đo đường kính ngoài.
Thước đo đường kính trong (Circular Taper Gauges): dạng cầm tay, 3 chân hiển thị điện tử, tay gấp, dùng để đo đường kính bên trong của lỗ hoặc ống, chiều rộng khe hở trong ngành công nghiệp như xây dựng, đo đạc, kiểm tra chất lượng mẫu gia công cơ khí.
Thước đo đường kính ngoài: dạng lá, 3 chân hiển thị điện tử, tay gấp để đo hình dạng phức tạp như thân cây, đường ống, cột trụ…
Thước đo chu vi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, công nghiệp, nông ngiệp để đo kích thước của các đối tượng, kiểm tra độ tròn của vật liệu, máy móc thiết bị.
Đo chu vi thân cây để xác định kích thước của cây trồng, quản lý rừng hiệu quả.
Để đo kích thước của các ống, trục trong quá trình chế tạo bồn bể, vỏ xe, lốp xe… để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
Thước đo chu vi được sử dụng để đo kích thước hệ thống cấp thoát nước như ống cống, ống dẫn nước để đảm bảo rằng hệ thống được lắp đặt chính xác theo kế hoạch.
Hiệu chuẩn thước đo đường kính là bước so sánh giữa kết quả đo và giá trị chuẩn để đảm bảo độ chính xác, giảm sai số đo, duy trì đồng nhất. Việc hiệu chuẩn định kỳ ngăn chặn lỗi đo sớm, giảm sự cố và chi phí thời gian, đảm bảo thước đo tuân thủ tiêu chuẩn được đề ra.
Kiểm tra bên ngoài.
Kiểm tra kỹ thuật:
- Kiểm tra bề rộng vạch chia.
- Kiểm tra độ phẳng bề mặt nước.
Kiểm tra đo lường:
- Xác định vị trí kiểm.
- Phương pháp đo.
- Xác định sai số.
Nhiệt độ: (20 ± 2) ºC.
Độ ẩm: (40 ÷ 60) %RH.
Làm sạch thước đo đường kính và chuẩn, đặt trong phòng đo tối thiểu 06 giờ để ổn định nhiệt.
Quy trình
- Kiểm tra bên ngoài
. Thước đo đường kính dạng cơ khí:
Kiểm tra bề mặt đảm bảo không có vết trầy xước, han rỉ, lồi lõm.
Đảm bảo vạch chia trên thang đo rõ ràng và đều đặn.
. Thước đo đường kính dạng điện tử:
Kiểm tra chữ số trên bộ hiển thị rõ ràng, không bị mờ hoặc khó đọc.
Giá trị độ chia, ký hiệu cơ sở chế tạo ghi đầy đủ, không bị thiếu sót.
- Kiểm tra hiệu chuẩn
Thực hiện các thao tác hiệu chuẩn theo các phương pháp được quy định trong tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn liên quan.
Quá trình này bao gồm việc sử dụng các tiêu chuẩn đo lường có độ chính xác cao để so sánh với kết quả đo được từ thước đo đường kính và điều chỉnh thước đo để đảm bảo rằng nó cho ra kết quả chính xác nhất có thể.
Kết quả của quá trình hiệu chuẩn được ghi chép đầy đủ, rõ ràng, bao gồm các thông số đo lường, các điều chỉnh đã thực hiện và được xác nhận đạt quy định bởi đơn vị hiệu chuẩn.
Thước đo đường kính sau khi hiệu chuẩn và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sẽ được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn nếu đạt yêu cầu. Chu kỳ hiệu chuẩn là 12 tháng.