Vỏ ngoài của thước cuộn thường được làm từ nhựa chất lượng cao, có khả năng chịu va đập tốt, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong thước đo khỏi hỏng hóc. Một công tắc nằm ở bên hông của thước giúp việc mở và đóng thước trở nên dễ dàng hơn, từ đó hạn chế tình trạng thước bị rối hoặc gãy.
Dây đo của thước được làm từ kim loại hoặc vải, thường có các vạch đo in trên mặt dây. Phần đầu của dây thước thường được thiết kế dạng nếp gấp và có một lỗ nhỏ ở phía đỉnh, được dùng để kẹp vào đinh hoặc móc vào các đồ vật khi đo mà không cần sự hỗ trợ từ người khác. Một lò xo được tích hợp bên trong giúp dây thước tự cuộn lại vào vỏ sau khi sử dụng. Ngoài ra, có một phanh kiểm soát để giữ dây thước ở vị trí mong muốn trong quá trình đo.
Thước cuộn thường được chế tạo từ thép hợp kim, với đặc tính ít co giãn, không gỉ và khả năng kéo ra và đẩy vào một cách dễ dàng. Điều này là nhờ vào việc sử dụng lò xo tích hợp bên trong thước. Sự hiện diện của công tắc bên hông giúp người dùng có thể mở và đóng thước một cách thuận tiện mà không cần sử dụng tay, giúp tránh tình trạng dây thước bị rối hoặc gãy trong quá trình thu vào.
Phạm vi áp dụng
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn cho các thước cuộn chuẩn (sau đây gọi tắt là thước cuộn) có phạm vi đo đến 100 m và độ không đảm bảo đo không vượt quá: (0,01 + 0,01 L) mm với L là chiều dài danh nghĩa của thước cuộn, được tính bằng mét (m).
Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:
Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
Thước cuộn được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu:
b) Trình tự kiểm tra
* Xác định sai số của thước:
+ Gá đặt thước cuộn cần hiệu chuẩn lên băng máy của thiết bị hiệu chuẩn và kéo căng thước bằng một lực theo quy định của nhà sản xuất hoặc:
+ Đối với các loại thước cuộn bằng chất dẻo, sợi thủy tinh dùng lực kéo F » 20 N (dùng quả cân 2 kg).
+ Đối với các loại thước cuộn bằng thép có phạm vi đo L:
- L < 10 m dùng lực kéo F » 10 N (dùng quả cân 1 kg).
- 10 m £ L < 30 m dùng lực kéo F » 50 N (dùng quả cân 5 kg).
- 30 m £ L £ 100 m dùng lực kéo F » 100 N (dùng quả cân 10 kg).
+ Để thước cuộn ở vị trí đo cho đến khi nhiệt độ của thước cuộn và thiết bị hiệu chuẩn không chênh lệch quá 10C.
+ Xác định sai số của phạm vi đo và chiều dài đo từ vạch đầu của thước đến 3 vạch bất kỳ trên thước cuộn so với thiết bị hiệu chuẩn (3 vạch bất kỳ chọn trong khoảng ¼ đến ¾ chiều dài thước).
+ Nếu thước cuộn và thiết bị hiệu chuẩn không cùng vật liệu thì phải tính số hiệu chính kết quả đo theo hệ số giãn nở nhiệt của chúng.
+ Trong trường hợp phạm vi đo của thiết bị hiệu chuẩn nhỏ hơn phạm vi đo của thước cuộn cần hiệu chuẩn, ta xác định sai số toàn bộ của thước cuộn bằng tổng các sai số chiều dài từng phần của nó. Độ không đảm bảo đo trong trường hợp này phải tính thêm thành phần độ không đảm bảo đo khi xác định tâm của vạch chia khi dịch chuyển thiết bị hiệu chuẩn.
* Xác định độ lệch của khoảng “j”
- Dùng lúp đo hoặc thiết bị đọc số để xác định độ lệch của khoảng “j” ở phần đầu, phần cuối và ở khoảng giữa thước.
Thước cuộn sau khi hiệu chuẩn nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn...) theo quy định.
Chu kỳ hiệu chuẩn của thước cuộn chuẩn là 12 tháng.