TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555
Quy trình hiệu chuẩn thước vạch
Quy trình hiệu chuẩn thước vạch
Thước vạch là một trong những dụng cụ đo đo dài chủ yếu. Hiệu chuẩn thước vạch là một trong những dịch vụ chính của hiệu chuẩn đo độ dài tại Trung Tâm Hiệu Chuẩn SMETEST. Cùng tìm hiểu quy trình hiệu chuẩn thước vạch theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam nhé!

Thước vạch

Thước vạch là một công cụ đo chiều dài và khoảng cách, thường có dạng một thanh dài và thẳng, được làm từ các vật liệu như kim loại, nhựa, hoặc gỗ, có các đánh dấu vạch được in hoặc khắc trên bề mặt của thanh. Các đánh dấu vạch này thường được chia thành các đơn vị đo lường như centimet (cm) hoặc inch (in), và thường có đánh dấu thêm các đơn vị nhỏ hơn như milimet (mm) hoặc phân inch (fractional inch).

Thước vạch có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ đo lường đơn giản trong các dự án xây dựng hoặc làm thủ công đến đo lường chính xác trong các ứng dụng kỹ thuật và công nghiệp. Đối với các loại thước vạch chất lượng cao, độ chính xác có thể được đảm bảo thông qua quá trình hiệu chuẩn định kỳ.

Phạm vi áp dụng

Quy trình hiệu chuẩn thước vạch chuẩn (sau đây gọi tắt là thước vạch) có phạm vi đo tới 2000 mm, dùng để kiểm định ban đầu thước cuộn cấp chính xác 1, 2, 3.

Giải thích thuật ngữ

. Vạch chia là tập hợp các vạch được in, khắc … đánh dấu trên thước. Vạch chia chính là hai vạch chia thể hiện chiều dài danh nghĩa của thước. Vạch chia phụ là một số vạch chia nằm ngoài hai vạch chia chính.

. Chiều dài tổng (total length, ký hiệu Lt) là chiều dài lớn nhất của thước được giới hạn bởi hai mặt đầu thước. Chiều dài danh nghĩa (nominal length, ký hiệu L) là giá trị đo lớn nhất của thước.

. Phạm vi đo (measuring range) gồm tập hợp các giá trị đo mà thước thể hiện với sai số nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị đo này được xác định bằng khoảng cách giữa đường tâm của hai vạch chia.

. Giá trị độ chia (graduation, ký hiệu d) là giá trị thể hiện bởi hai vạch chia cạnh nhau.

. Bề rộng vạch chia (graduation lines thickness, ký hiệu b) là kích thước xác định bởi hai đường biên của vạch.

Hiệu chuẩn thước vạch

- Kiểm tra bên ngoài.

- Kiểm tra kỹ thuât:

  • Kiểm tra bề rộng vạch chia.
  • Kiểm tra độ phẳng bề mặt nước.

- Kiểm tra đo lường:

  • Xác định vị trí kiểm.
  • Phương pháp đo.
  • Xác định sai số.

Điều kiện hiệu chuẩn thước vạch

Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Nhiệt độ: (20 ± 2) ºC.
  • Độ ẩm: (40 ÷ 60) %RH.

Chuẩn bị hiệu thước vạch

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, thước vạch và chuẩn phải được vệ sinh sạch và đặt cạnh nhau trong phòng đo tối thiểu 06 giờ để ổn định nhiệt độ.

Tiến hành hiệu chuẩn thước vạch

1. Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

  • Thước vạch phải là một thanh liền, không nối ghép, không bị nứt gãy, mặt thước không bị khuyết tật hoặc hoen rỉ nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Vạch chia phải rõ ràng, đều nét, thẳng và vuông góc với trục đo. Chữ số và các ký hiệu, số hiệu của nhà sản xuất phải được ghi khắc đầy đủ.

2. Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

  • Kiểm tra bề rộng vạch chia.
  • Dùng dụng cụ quang học có độ phóng đại và độ chính xác phù hợp quan sát các vạch chia và đo bề rộng của ít nhất 10 vạch chia ở các vị trí đầu, giữa và cuối thước.
  • Xác định bề rộng nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình từ các giá trị đo được.
  • Yêu cầu giá trị bé nhất không được nhỏ hơn 70 % giá trị lớn nhất.
  • Bề rộng trung bình của vạch chia không không lớn hơn 0,12 mm.
  • Kiểm tra độ phẳng bề mặt thước.

Thước vạch cần được kiểm tra độ phẳng trên bề mặt ghi khắc vạch chia hay còn gọi là mặt trên của thước. Độ phẳng được đánh giá bằng mặt phẳng chuẩn hoặc sống trượt chuẩn và đồng hồ so. Độ phẳng bề mặt thước vạch chuẩn không lớn hơn 0,10 mm.

3. Kiểm tra đo lường

- Xác định vị trí kiểm.

Thước vạch được kiểm tại các vạch chia khác nhau lần lượt từ vạch chia chính đầu thước tới vạch chia chính cuối thước, cụ thể như sau:

. Dãy 1: Kiểm tại các vạch chia thể hiện các giá trị danh nghĩa sau: [0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10] mm.

. Dãy 2: Kiểm tại các vạch chia thể hiện các giá trị danh nghĩa sau: [0; 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100] mm.

. Dãy 3: Kiểm tại các vạch chia thể hiện các giá trị danh nghĩa sau: [0; 50; 100; 150; 200; 250; 300; 350; 400; 450; 500] mm.

. Dãy 4: Kiểm tại các vạch chia thể hiện các giá trị danh nghĩa sau: [0; 500; 600; 700;  800; 900; 1000; 1100; 1200; 1300; 1400; 1500; 1600; 1700; 1800; 1900; 2000] mm.

- Phương pháp đo:
. Sử dụng thiết bị chuyên dụng đo thước vạch hoặc thước vạch chuẩn để đo và xác định sai số tại các vị trí kiểm nói trên.
. Phải quan trắc và ghi lại nhiệt độ, độ ẩm của phòng đo; nhiệt độ của thước vạch được hiệu chuẩn và chuẩn trong tại thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình đo.
. Xác định sai số: Sai số của thước được tính bằng công thức: d i = li - lic (1)

Trong đó:    

. i: sai số của thước vạch tại vị trí kiểm thứ i (i = 1, 2, 3);

. li: là vị trí kiểm trên thước được hiệu chuẩn.

. lic: là giá trị đọc được bởi chuẩn.

Ví dụ tại vị trí kiểm 1000 mm, giá trị đọc được bởi chuẩn là 999,995 mm thì sai số là:

d1000 = 1000 mm – 999,995 mm = + 0,005 mm.

Sai số cho phép của thước vạch chuẩn để kiểm định thước cuộn không được vượt quá. Sai lệch lớn nhất cho phép sau:

 . MPE = (0,015 + 0,015×l) mm    (2)
 . Với l là chiều dài đo.

Chu kỳ hiệu chuẩn của thước vạch chuẩn là 12 tháng. Thước vạch chuẩn sau khi hiệu chuẩn nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật và tổng sai số với độ không đảm bảo đo tại từng vị trí kiểm không vượt quá sai số cho phép lớn nhất tại vị trí kiểm đó thì được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn,...) theo quy định.

zalo-img.png
0973409555