TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555
Máy CMM có bắt buộc phải hiệu chuẩn theo định kỳ hay không?
Có nhất thiết hiệu chuẩn máy CMM định kỳ không?
Hiệu chuẩn máy CMM định kỳ tối thiểu 1 năm/1 lần, sau sửa chữa, gặp lỗi là cần thiết nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác, đáng tin cậy, giảm hỏng hóc sau thời gian sử dụng.
Hiệu chuẩn máy CMM là quá trình kiểm tra, điều chỉnh máy đo tọa độ (CMM) để đảm bảo máy đang hoạt động chính xác, đáng tin cậy, đồng thời giảm thiểu rủi ro về sai số đo lường, đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Nên thực hiện hiệu chuẩn sau mua mới, định kỳ 1 năm/1 lần hoặc sau quá trình sửa chữa, gặp lỗi.

Máy CMM

Máy CMM viết tắt của Coordinate Measuring Machine là thiết bị dùng để đo tọa độ 3 chiều X, Y và Z với độ chính xác cao. Máy đo CMM giúp đo lường kích thước của các chi tiết cơ khí, bộ phận, sản phẩm tại phòng thí nghiệm hoặc trong quy trình sản xuất để kiểm tra chất lượng và đảm bảo tính chuẩn xác của sản phẩm.

Máy CMM có bắt buộc phải hiệu chuẩn theo định kỳ hay không?

Cấu tạo

Máy CMM có cấu trúc đơn giản tùy nhà sản xuất hoặc chủng loại. Cơ bản có 4 bộ phận chính là thân, hệ điều khiển, đầu dò, phần mềm đo lường.

  • Thân máy: gồm bàn đo cố định và hệ khung giữ đầu dò di chuyển.  Thường làm bằng kim loại có độ cứng cần thiết cho việc đo lường chính xác.
  • Hệ điều khiển: gồm cơ cấu cơ khí, truyền động, bo mạch điện tử, màn hình hiển thị, dùng điều khiển đầu dò di chuyển đa chiều tự động hoặc thủ công.
  • Đầu đò: dùng nhiều loại đầu đò như cơ khí, quang học, laser, ánh sáng trắng được gắn trên bàn đo/trục đo để đo lường các điểm trên bề mặt mẫu.
  • Phần mềm đo lường: giúp tối ưu quá trình thu thập, xử lý dữ liệu, điều khiển hệ thống theo thuật toán được thiết lập sẵn và cung cấp kết quả chính xác.

Ngoài ra, các phụ kiện như các bộ kẹp, định vị, công cụ định vị và đồng hồ so. Đây cũng là phần quan trọng trong việc định vị và giữ chặt mẫu cần đo trên bàn đo.

Phân loại

Về cơ bản, máy CMM có 2 loại phổ biến là loại tiếp xúc và không tiếp xúc. Loại tiếp xúc, sử dụng đầu đo vật lý chạm cơ học vào bề mặt bộ phận cần đo. Và không tiếp xúc, dùng công nghệ quang học nhằm phác thảo chính xác các chi tiết thành mô hình 3D.

Ứng dụng

Lĩnh vực ô tô: kiểm tra đo lường động cơ, khung xe, hệ thống phanh, hệ thống treo…

Ngành hàng không và không gian: kiểm tra máy bay, tên lửa, vệ tinh…

Công nghiệp chế tạo: kiểm tra kích thước, hình dạng, vị trí, độ cong, phẳng vuông góc, thông số khác như gia công kim loại, nhựa, gỗ, đúc và tấm kim loại…

Ngành y tế: sản xuất, kiểm tra thiết bị y tế, dụng cụ phẫu thuật, bộ phận cơ khí...

Máy CMM có bắt buộc phải hiệu chuẩn theo định kỳ hay không?

Có nhất thiết hiệu chuẩn máy CMM định kỳ?

Hiệu chuẩn máy CMM định kỳ tối thiểu 1 năm/1 lần là cần thiết nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác, đáng tin cậy, giảm hỏng hóc sau thời gian sử dụng.

Lợi ích hiệu chuẩn máy CMM định kỳ gồm:

  1. Độ chính xác

Hiệu chuẩn đóng vai trò xác định mối tương quan giữa giá trị hiển thị thiết bị và giá trị chuẩn. Qua quá trình này, chúng ta có thể đánh giá, điều chỉnh sai số của máy đo để đảm bảo rằng kết quả đo được đưa ra là chính xác và đáng tin cậy.

  1. Chất lượng sản phẩm

Sau một thời gian, máy CMM có thể hao mòn, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trong môi trường xung quanh dẫn đến sự gia tăng sai số và ảnh hưởng chất lượng sản phẩm được đo. Thực hiện hiệu chuẩn sẽ giúp phát hiện, điều chỉnh sai số đó.

  1. Tuân thủ tiêu chuẩn

Hiệu chuẩn đảm bảo rằng máy CMM tuân thủ những tiêu chuẩn quy định về đo lường, là yêu cầu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp trong sản xuất.

  1. Tối ưu hóa quy trình

Hiệu chuẩn giúp phát hiện sửa chữa vấn đề tiềm ẩn, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu thời gian chết do sửa chữa, nâng cao hiệu suất làm việc của nhà máy.

Máy CMM có bắt buộc phải hiệu chuẩn theo định kỳ hay không?

Quy trình

Hiệu chuẩn máy CMM được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh, bảo dưỡng các bộ phận của máy để loại bỏ bất kỳ bụi bẩn.

Bước 2: Vệ sinh bảo dưỡng cây máy tính.

Bước 3: Kiểm tra chức năng lực căng dây đai cao su và dây đai thép.

Bước 4: Kiểm tra, điều chỉnh tín hiệu bộ điều khiển để đảm bảo tính chính xác.

Bước 5: Kiểm tra độ cân bằng để máy đo hoạt động ổn định, không gây ra sai số.

Bước 6: Kiểm tra hoạt động ổ máy, ổ lăn, động cơ.

Bước 7: Kiểm tra tín hiệu bộ đầu đo PH để đảm bảo tính chính xác.

Bước 8: Kiểm tra độ chính xác theo phương vuông góc.

Bước 9: Kiểm tra độ chính xác của máy theo các phương X, Y, Z và 4 hướng nghiêng P1, P2, P3, P4 và điều chỉnh về tiêu chuẩn nếu cần thiết.

Bước 10: Sao lưu dữ liệu.

Bước 11: Lập báo cáo kết quả hiệu chuẩn.

Bước 12: Cấp tem và chứng nhận hiệu chuẩn.

Lưu ý: Đặc tính kỹ thuật và Standard dùng để hiệu chuẩn.

 

Dải đo

Độ chính xác

Laser measurement System

6m

± 0.000025mm

Gage Block

Tất cả

±0.000635mm

Standard Reference Bar

Tất cả

± 0.0005mm

Socket Ball

Độ tròn chính xác quả cầu

± 0.000635 TIR

Parallel Bar

32 X 64 X 300 mm

±0.0127mm

Miscellaneous Hardware

N/A

N/A

Outside Micrometer

25mm

0.0025mm

zalo-img.png
0973409555