Thước đo mực nước
Thước đo mực nước là thiết bị đo lường và ghi chép mực nước tại nhiều địa điểm khác nhau như hồ chứa, sông, hồ, biển, giếng. Dữ liệu từ thước đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài nguyên nước, dự báo lũ lụt, nghiên cứu môi trường và các ứng dụng khác.
Thước đo mực nước được sử dụng phổ biến trên thị trường gồm thước đo cơ bản, dạng từ tính. Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu cụ thể mà người dùng chọn mẫu nào nhu cầu sử dụng.
Thước đo mực nước cơ bản: sử dụng chất liệu thép không rỉ (inox) chống rỉ sét, thiết kế linh hoạt để dễ dàng gắn vào tường, vách, ống, hộp. Kích thước nhỏ gọn, nhẹ, thuận tiện cho quan sát và đo đạc biến động mực nước trong các vùng quan trắc.
Thước đo mức dạng từ tính: hiển thị trực tiếp mức chất lỏng trong đường ống, bình, hoặc bồn, hoạt động thông qua cơ chế từ tính mà không đòi hỏi nguồn điện và ít yêu cầu bảo trì.
Thước đo mực nước được sử dụng rộng rãi trong quản lý tài nguyên nước, nông nghiệp, công nghiệp giúp duy trì an toàn môi trường, quản lý hiệu suất và bền vững của các hệ thống liên quan đến nước.
Đo lường mực nước ở hồ, sông, các nguồn nước khác để theo dõi và quản lý tài nguyên nước.
Sử dụng để kiểm soát mức nước trong các hệ thống tưới tiêu và quản lý tài nguyên nước cho cây trồng.
Kiểm soát lượng nước trong các bể chứa, bể chứa nước, và các quy trình sản xuất.
Kiểm soát mực nước trong các bể chứa nước sạch, hồ cá, hồ bơi.
Đo lường mực nước ở các hồ chứa nước điều khiển để duy trì sự ổn định trong sản xuất điện.
Hiệu chuẩn thước đo mực nước là quá trình so sánh giữa độ đo của thước đo với giá trị chuẩn đã biết trước để đảm bảo rằng nó đang đo lường độ cao của mực nước một cách chính xác theo tiêu chuẩn được đặt ra.
Hiệu chuẩn thước đo mực nước giúp đảm bảo thiết bị đo cung cấp thông số chính xác, giảm sai số trong đo lường do yếu tố môi trường, va đập, hoặc mòn, tuân thủ các quy định được đề ra.
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
- Đánh giá sự phù hợp của phương tiện đo với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật.
- Phải có đầy đủ thông tin như tên, nhãn hiệu, kiểu/loại, số hiệu, chỉ thị của phương tiện đo, phạm vi hoạt động, độ phân giải từ nhà sản xuất.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra tính ổn định của bộ phận chỉ thị, đảm bảo rằng các số hiển thị rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Hiệu chuẩn thước đo độ sâu theo trình tự bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra điểm "0"
- Kiểm tra chiều sâu
- Xác định sai số
- Tính toán độ không đảm bảo đo
Bước 4: Xử lý kết quả
- Thước đạt chuẩn sẽ được cung cấp tem, giấy chứng nhận kết quả.
- Chu kỳ hiệu chuẩn khuyến nghị là 1 năm.