Thước đo khoảng cách laser
Thước đo khoảng cách laser là công cụ đo lường chiều dài, diện tích, thể tích, đo góc nghiêng với độ chính xác cao, sai số cực thấp. Sử dụng công nghệ đo khoảng cách thông qua tia laser, mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đáp ứng mọi yêu cầu đo lường trong nhiều lình vực.
Cấu tạo thước đo khoảng cách laser gồm bộ phận ngắm, phát xung tia laser, màn hình và bàn phím, chân máy để tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh.
Bộ phận ngắm: để xác định đối tượng cần đo.
Bộ phận phát xung tia laser: tạo và phát tia laser để đo khoảng cách.
Bộ phận màn hình, bàn phím: điều khiển thiết bị và hiển thị kết quả đo.
Chân máy: giữ thiết bị ổn định khi đặt trên bề mặt.
Một vài loại có thêm các tính năng, bộ phận phụ khác tùy vào mục đích sử dụng cụ thể, công nghệ tích hợp.
Nguyên lý hoạt động của thước đo khoảng cách laser dựa trên sự phản xạ của tia laser. Khi kích hoạt, tia laser sẽ được chiếu từ điểm xuất phát trên thiết bị đến mục tiêu. Nếu gặp phải vật cản, sự phản xạ sẽ xảy ra. Máy đo sẽ ghi nhận vận tốc lan truyền và thời gian đi, về của tia laser để tính toán khoảng cách.
Tính năng của thước đo khoảng cách laser bao gồm:
- Đo chiều dài, diện tích, thể tích, khối lượng, đo góc nghiêng.
- Quy đổi đơn vị đo linh hoạt: mét, inch, feet.
- Tự động tính toán diện tích, chu vi, khối lượng.
- Lưu trữ và xem lại dữ liệu đo, hỗ trợ người dùng xem lại hoặc xóa đi khi không cần thiết.
Thước đo khoảng cách laser hoạt động mạnh mẽ, nhiều tính năng chuyên sâu, giúp đơn giản hóa quy trình đo lường, cung cấp hiệu suất nhanh chóng, vượt trội so với các phương pháp đo đạc truyền thống. Đây thực sự là công cụ không thể thiếu trong các ngành công nghiệp, xây dựng, trắc địa, thi công lắp đặt, đo vẽ bản đồ.
- Đo đạc đất đai và tính diện tích phòng.
- Đo khoảng cách giữa cột trụ, hỗ trợ kiểm tra và nghiệm thu công trình.
- Thiết kế và thi công nội thất, công trình giao thông.
- Tích hợp trong các thiết bị quân sự như ống nhòm, la bàn kỹ thuật số để đo khoảng cách, hỗ trợ quân sự và định hướng chiến thuật.
- Đo đạc, kiểm tra độ chính xác của linh kiện máy móc, ô tô, xe máy.
- Quản lý quá trình sản xuất và kiểm tra diện tích nhà xưởng.
- Sử dụng trong gia công chế tạo, thi công lắp đặt nội thất để đo và tính toán chiều dài, chiều rộng, chiều cao chính xác.
- Sử dụng trong bắn súng, bắn cung, bóng đá, golf để quan sát mục tiêu và kiểm tra kết quả trận đấu.
- Đo khoảng cách trong các buổi tập và cuộc thi, hỗ trợ quản lý tình trạng tập luyện.
- Đo chiều dài, diện tích nhà ở.
- Đo chiều rộng sân, khoảng cách giữa các bức tường.
- Kiểm tra kích thước bể bơi và các đồ vật trong gia đình.
Hiệu chuẩn thước đo khoảng cách laser để đảm bảo kết quả đo lường chính xác, đồng nhất với tiêu chuẩn đo lường quốc tế, sớm phát hiện và sửa lỗi, ngăn chặn sự cố, duy trì hiệu suất và giảm chi phí bảo dưỡng khẩn cấp.
Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra đo lường
Nguồn phát laser
Máy đo công suất laser chuẩn
Giá trắc quang
Thiết bị định tâm bằng laser, vít trụ, hệ thống gá, hệ thống vi chỉnh, hệ thống vít me, thủy bình, thiết bị bảo hộ,..
Độ ẩm: (35 ÷ 85)%RH.
Nhiệt độ: (23 ± 3) ºC.
Vệ sinh thiết bị, linh kiện được sử dụng sạch sẽ tránh tình trạng nhiễm bẩn làm ảnh hưởng đến kết quả đo lường.
Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ cần thiết để lắp đặt phương tiện đo lên giá trắc quang.
Lắp đặt nguồn phát và đầu đo bằng cách sử dụng hệ thống gá, vi chỉnh, vít me và các vít trụ.
Sử dụng thiết bị định tâm để căn chỉnh tia laser sao cho nó hội tụ tại tâm của bề mặt đầu đo, vuông góc với mặt phẳng chứa đầu đo.
Bật nguồn phát và đợi ít nhất 30 phút để ổn định trước khi thực hiện quy trình hiệu chuẩn.
Kiểm tra bên ngoài:
- Đảm bảo máy vẫn giữ nhãn hiệu, ký hiệu, mã hiệu, thông tin nhà sản xuất.
- Kiểm tra vỏ bảo vệ, đảm bảo không bị nứt vỡ, màn hình hiển thị rõ ràng.
- Đảm bảo các phím chức năng hoạt động bình thường.
Kiểm tra kỹ thuật:
- Kiểm tra công và cáp kết nối để đảm bảo chúng không bị hư hại, công vênh, nứt vỡ hay đứt.
- Kiểm tra kết nối giữa thân máy và đầu đo của máy cần hiệu chuẩn.
- Kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo ổn định.
- Đảm bảo máy đo công suất laser hiển thị giá trị điểm 0 khi không có tín hiệu đưa vào. Nếu cần, thực hiện reset máy để điều chỉnh giá trị điểm 0.
- Kiểm tra độ tuyến tính bằng cách thay đổi hệ số suy giảm để tạo các mức công suất chuẩn khác nhau.
Kiểm tra đo lường:
- Bật nguồn để phát tia laser.
- Điều chỉnh bước sóng về 543nm trên cả máy đo chuẩn và máy cần hiệu chuẩn. Sử dụng máy đo công suất laser chuẩn để đo công suất của nguồn phát. Thực hiện lặp đo 5 lần, ghi lại kết quả PS[W], và tính trung bình các kết quả.
- Sử dụng máy đo công suất laser cần hiệu chuẩn để đo công suất. Thực hiện lặp đo 5 lần, ghi lại kết quả PDUT[W], tính trung bình các kết quả.
- Điều chỉnh bước sóng lên 633nm. Lặp lại quá trình đo công suất và tính trung bình nhưu 2 lần trên.
- Điều chỉnh vị trí hội tụ trên máy đo công suất laser chuẩn. Đo PS(d0) tại vị trí laser hội tụ trên tâm đầu đo. Dịch chuyển vị tia laser hội tụ 1mm khỏi tâm và đo PS(d1).
Sai số của phương tiện đo công suất laser cần hiệu chuẩn được xác định theo biểu thức sau:
PDUT.tb – PS.tb
- Độ không đảm bảo đo do máy đo công suất laser chuẩn, u(PS).
- Độ không đảm bảo đo do máy đo công suất laser cần hiệu chuẩn, u(PDUT).
- Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp, UC
- Độ không đảm bảo đo mở rộng, U95
- Máy đo công suất laser đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn.
- Trong trường hợp máy không đạt chuẩn, xóa dấu hiệu chuẩn cũ và không cấp chứng chỉ.
- Chu kỳ hiệu chuẩn của máy là 1 năm.