TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555
Hiệu chuẩn máy đo độ bóng có tác dụng như thế nào với thiết bị?
Hiệu chuẩn máy đo độ bóng có tác dụng như thế nào với thiết bị?
Hiệu chuẩn máy đo độ bóng là quy trình quan trọng đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác, đáng tin cậy, tuân thủ tiêu chuẩn, phòng tránh rủi ro, tăng hiệu suất, đảm bảo độ bền.
Hiệu chuẩn máy đo độ bóng là so sánh kết quả với giá trị chuẩn. Quá trình này xác định sai số để khắc phục nhanh chóng, kịp thời. Hiệu chuẩn định kỳ giúp thiết bị chính xác, đáng tin cậy.

Máy đo độ bóng

Máy đo độ bóng là thiết bị dùng đo lường, phân tích độ bóng, độ nhám bề mặt vật liệu giúp đánh giá chất lượng bề mặt và kiểm soát quy trình sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp từ điện tử, dược phẩm, thực phẩm, đồ nội thất, in ấn, xe cộ….

Hiệu chuẩn máy đo độ bóng có tác dụng như thế nào với thiết bị?

Độ bóng là gì?

Độ bóng hay còn được biết đến là độ nhám, là khả năng của 1 bề mặt phản chiếu ánh sáng khi tiếp xúc với nó. Thường thì độ bóng được xác định bằng cách dùng ánh sáng đặc biệt chiếu lên bề mặt với 1 góc nghiêng so với góc thẳng 90 độ.

Khi bề mặt phản chiếu ánh sáng với một góc đến 90 độ, tỷ lệ phản chiếu đạt tới 100%. Độ bóng được đo bằng phần trăm mức độ phản chiếu này và càng thấp thì độ bóng càng ít. Không chỉ là yếu tố kỹ thuật, độ bóng còn là thuộc tính quan trọng bề mặt, ảnh hưởng đến nhận biết con người về hình dạng, màu sắc sản phẩm.

Đơn vị đo độ bóng là GU (Gloss Unit) được hiệu chỉnh dựa trên chỉ số của khúc xạ có độ phản xạ phản chiếu trên 100 đơn vị bóng (GU) tại các góc cụ thể.

Cấu tạo máy đo độ bóng

Máy đo độ bóng được cấu thành bởi 3 phần chính:

  • Đầu đo: tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vật liệu cần đo, thường được gắn trên đầu máy và là cảm biến hoặc bề mặt cảm ứng thu thập thông tin độ bóng.
  • Thân máy: chứa linh kiện điện tử, gồm cảm biến chịu lực mạnh, có nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ đầu đo và phân tích thông tin độ bóng trên bề mặt.
  • Màn hình hiển thị: dùng hiển thị kết quả đo được về mức độ bóng.

Các loại máy đo độ bóng

  •  20° dùng đo bề mặt độ bóng cao: gương, đồng, thép…
  • 60° áp dụng cho bề mặt bóng vừa: nhựa, sơn.
  • 85° thích hợp bề mặt có độ bóng thấp: giấy, vải, gốm..
  • 45° sử dụng đo bề mặt sơn, nhựa, gốm sứ, giấy, vải…
  • Máy đo độ bóng đa góc: đo độ bóng của các bề mặt phức tạp với nhiều góc.

Hiệu chuẩn máy đo độ bóng có tác dụng như thế nào với thiết bị?

Hiệu chuẩn máy đo độ bóng làm gì?

Hiệu chuẩn máy đo độ bóng là quy trình quan trọng đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác, đáng tin cậy, tuân thủ tiêu chuẩn, phòng tránh rủi ro, tăng hiệu suất.

Đảm bảo chính xác

Nếu phát hiện sai số, quy trình hiệu chuẩn cung cấp cơ hội điều chỉnh, hiệu chỉnh các tham số máy hoặc thay đổi cài đặt để đảm bảo máy cho kết quả chính xác.

Bảo đảm đồng nhất

Hiệu chuẩn đảm bảo rằng thiết bị cung cấp kết quả đồng nhất khi đo cùng 1 mẫu nhiều lần giúp đảm bảo tính nhất quán, đáng tin cậy của dữ liệu đo.

Tuân thủ tiêu chuẩn

Các ngành công nghiệp thường có quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với việc đo lường kiểm tra chất lượng. Hiệu chuẩn giúp đảm bảo rằng máy đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn này, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng mong muốn.

Phòng tránh rủi ro

Thực hiện định kỳ giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề ảnh hưởng chất lượng kết quả đo, hạn chế phòng tránh rủi ro, cho phép biện pháp sửa chữa kịp thời.

Tăng cường hiệu suất

Máy đo hiệu chuẩn đúng cách giúp tối ưu hóa hiệu suất, giảm lãng phí. Kết quả đo chính xác dẫn đến quyết định sản xuất và quản lý chất lượng tốt hơn.

Hiệu chuẩn máy đo độ bóng có tác dụng như thế nào với thiết bị?

Quy trình hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn máy đo độ bóng/nhám thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

  • Đảm bảo thiết bị vận hành bình thường, đủ các chi tiết, phụ tùng.
  • Quan sắt mắt thường để chắc chắn không có dấu hiệu rạn nứt, han gỉ.
  • Kiểm tra màn hình hiển thị, đảm bảo chữ, số rõ ràng không bị nhòe, mờ.
  • Các nút bấm vẫn êm, mượt, bấm nhẹ nhàng, không nhờn.
  • Tem/nhãn sản phẩm phải có đầy đủ thông tin nhà sản xuất, model…

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

  • Xem xét trạng thái hoạt động máy, hiệu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

Thử nghiệm đo độ bóng với tiêu chuẩn đo lường đã biết trước để xác định sai số. Thực hiện điều chỉnh nhằm đảm bảo rằng thiết bị sẽ cho ra kết quả chính xác.

Kiểm tra đồng nhất bằng cách cho máy đo độ bóng đo lại nhiều lần trong thời gian khác nhau mà không có sự biến động nào làm ảnh hưởng đến kết quả.

Bước 4: Xử lý cuối cùng

Ghi lại tất cả các kết quả kiểm tra, điều chỉnh vào sổ.

Đánh dấu máy đo với ngày hiệu chuẩn mới nhất và tên người thực hiện.

Nếu hiệu chuẩn không đạt yêu cầu, không cấp chứng nhận.

zalo-img.png
0973409555