Máy đo 2D, 3D là thiết bị được sử dụng nhằm đo kích thước của các đối tượng. Cả hai máy đo hoạt động dựa trên cảm biến hoặc camera để thu thập dữ liệu. Phần mềm sau đó phân tích dữ liệu thu được, cung cấp kết quả đo chính xác. Việc hiệu chuẩn máy đo 2D, 3D đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành.
Máy đo 2D, còn gọi là máy đo quang học, là thiết bị dùng để đo kích thước các đối tượng thông qua hình ảnh 2D. Quá trình này thường bao gồm xác định tọa độ bằng thước quang và sử dụng camera có độ phân giải cao. Phần mềm phân tích 2D được sử dụng để đảm bảo kết quả đo kích thước chính xác nhất.
Máy đo 2D thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm để kiểm tra vật mẫu. Trong công nghiệp sản xuất, nó dùng để phân tích và kiểm tra chi tiết linh kiện điện tử như bo mạch, bánh răng, và trục cam. Trong công nghiệp quang điện, máy kiểm tra tế bào quang học. Nó cũng được ứng dụng trong hàng không vũ trụ và nghiên cứu khoa học.
Máy đo 3D, còn gọi là máy đo tọa độ 3 chiều, là thiết bị dùng để đo kích thước, điểm mẫu, lược đồ gốc, hướng hoặc chiều sâu của các đối tượng trong không gian 3 chiều. Nó cũng có thể đo chép mẫu hoặc tạo hình các đối tượng. Phương pháp hoạt động của máy là dịch chuyển đầu dò để xác định tọa độ các điểm trên bề mặt vật thể.
Với khả năng đo trên trục tọa độ 3 chiều X, Y, Z, máy đo 3D trở thành công cụ lý tưởng. Nó đo các chi tiết cấu trúc phức tạp, chi tiết gia công, và cụm lắp ráp. Máy cũng kiểm tra các loại khuôn mẫu như khuôn dập, khuôn ép, và khuôn đúc. Ngoài ra, máy phân tích thiết kế vật mẫu hiệu quả.
Hiệu chuẩn máy đo 2D và 3D là quy trình điều chỉnh và xác định lại thiết lập của máy. Quá trình này được thực hiện bởi các chuyên gia và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Mục tiêu là đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy, tuân thủ tiêu chuẩn và tăng hiệu suất của máy.
Hiệu chuẩn máy đo 2D và 3D đóng vai trò quan trọng sau:
Quá trình hiệu chuẩn giúp máy đo đảm bảo chính xác cao trong việc đo lường các đối tượng. Điều này quan trọng đặc biệt trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao như trong sản xuất, kiểm tra chất lượng và nghiên cứu.
Khi máy đo được hiệu chuẩn định kỳ, sự đáng tin cậy của các đo lường được cải thiện đáng kể làm giảm thiểu sự cố và lỗi trong quá trình sản xuất hoặc kiểm tra.
Đảm bảo máy tuân thủ các tiêu chuẩn quy định, bao gồm cả tiêu chuẩn ngành công nghiệp và các yêu cầu cụ thể từ các khách hàng hoặc dự án.
Hiệu chuẩn máy đo 2D, 3D giúp máy thường hoạt động ổn định và chính xác hơn, giúp tăng hiệu suất tổng thể của quá trình sản xuất hoặc kiểm tra.
Bằng cách đảm bảo rằng máy đo hoạt động đúng cách và chính xác, quá trình hiệu chuẩn giúp hạn chế rủi ro về việc sản xuất các sản phẩm không đạt yêu cầu.
Dù hiệu chuẩn máy 2D, 3D có thể tốn kém một chút. Nhưng nó thường tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với việc phải xử lý, sửa lỗi do các đo lường không chính xác sau này.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo 2D so với loại 3D có nhiều khác biệt về cách tiếp cận. Yếu tố điều chỉnh do đặc tính, không gian đo lường mà chúng hoạt động.
Kiểm tra bề ngoài
Kỹ thuật
Đo lường
Xử lý kết quả
Chuẩn bị
Phần mềm
Hệ thống
Cấp chứng chỉ kiểm định