TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555
Hiệu chuẩn cân bồn được thực hiện với quy trình như thế nào?
Hiệu chuẩn cân bồn được thực hiện với quy trình như thế nào?
Hiệu chuẩn cân bồn giúp duy trì sự chính xác của cân, nâng cao hiệu quả sử dụng. Được thực hiện 4 bước gồm kiểm tra bề ngoài, kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra đo lường, xử lý kết quả.
Hiệu chuẩn cân bồn là quá trình kiểm tra, điều chỉnh cân bồn để đảm bảo rằng nó hoạt động chính xác, đáng tin cậy. Việc này được thực hiện bởi các kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm. Chu kỳ hiệu chuẩn khuyến nghị là 1 năm 1 lần. Ngoài ra cần thực hiện hiệu chuẩn sau mua mới, sau sửa chữa hoặc gặp lỗi sai số.

Cân bồn

Cân bồn, còn gọi là cân silo, đo chính xác hàng trong silo. Chúng thường được tích hợp vào cấu trúc silo. Có thể đặt dưới silo để đo hàng hóa qua cảm biến trọng lượng. Thông tin đo được truyền đến hệ thống quản lý hoặc máy tính. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý tồn kho. Còn hỗ trợ kiểm soát sản xuất và vận chuyển hàng hóa hiệu quả.

Hiệu chuẩn cân bồn được thực hiện với quy trình như thế nào?

Cấu tạo

Cân bồn có cấu tạo gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Bồn chứa: là phần chính dùng đặt vật thể cần đo, có khả năng chịu lực, tải.
  • Bộ cảm biến: giúp đo trọng lượng vật thể dựa trên nguyên tắc điện trở, áp suất, công nghệ… rồi chuyển đổi thành tín hiệu điện tử để xử lý, hiển thị.
  • Hệ thống điện tử: nhận tín hiệu từ bộ cảm biến và tính toán trọng lượng, có thể tích hợp hiển thị kết quả, lưu trữ dữ liệu, tương tác người dùng.
  • Màn hình hiển thị: hiển thị kết quả trọng lượng để người dùng ghi lại.
  • Khung cơ học: giữ cho bồn chứa và các bộ phận khác ổn định, cân đối.
  • Bộ nguồn điện: cung cấp năng lượng cho hệ điện tử, màn hình hiển thị.

Ngoài ra còn có thêm bộ điều khiển, bộ chuyển đổi tín hiệu, vỏ bảo vệ và các phụ kiện khác tùy thuộc chủng loại, mục đích sử dụng cụ thể của cân bồn.

Ứng dụng

Cân bồn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vận chuyển, logistics, xây dựng, nông nghiệp, thực phẩm, môi trường y tế…

  • Sản xuất công nghiệp: kiểm tra trọng lượng sản phẩm, nguyên vật liệu, thành phần trong sản xuất để đảm bảo chất lượng tuân thủ tiêu chuẩn.
  • Vận chuyển và logistics: cân trọng lượng tải trọng hàng hóa, container, phương tiện vận chuyển, các đối tượng lớn khác…
  • Xây dựng và xử lý vật liệu: đo lường trọng lượng vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, cát, đá… giúp kiểm tra sự cân đối và chất lượng xây dựng.
  • Nông nghiệp và thực phẩm: cân trọng lượng sản phẩm nông sản hạt giống, thức ăn gia súc, thực phẩm đóng gói, đảm bảo chất lượng, quản lý tồn kho.

Hiệu chuẩn cân bồn được thực hiện với quy trình như thế nào?

Tại sao hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn cân bồn là một quy trình quan trọng và cần thực hiện định kỳ giúp đảm bảo chính xác, tuân thủ tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn, tối ưu hóa hiệu suất.

Chính xác

Cân bồn cần phải cung cấp kết quả đo chính xác để đảm bảo tính chính xác của việc đo lường trọng lượng hàng hóa. Quá trình hiệu chuẩn giúp điều chỉnh cân bồn để đảm bảo rằng các đo lường được thực hiện đúng chính xác.

Tuân thủ

Trong nhiều ngành, việc tuân thủ tiêu chuẩn đo lường là quan trọng. Quá trình hiệu chuẩn giúp đảm bảo rằng cân bồn hoạt động theo tiêu chuẩn được quy định.

An toàn

Một cân bồn không hiệu chuẩn có thể sai lệch trọng lượng, gây nguy hiểm cho vận chuyển, lưu trữ hàng hóa. Hiệu chuẩn giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cân và tránh các tai nạn có thể xảy ra do đo lường không chính xác.

Hiệu suất

Cân bồn được hiệu chuẩn định kỳ giúp tối ưu hiệu suất thiết bị trong thời gian dài. Việc điều chỉnh bảo dưỡng làm cân hoạt động ổn định, chính xác, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc sửa chữa cũng như bảo trì sau này.

Hiệu chuẩn cân bồn diễn ra thế nào?

Hiệu chuẩn cân bồn diễn ra theo 4 bước gồm kiểm tra ngoại quan, kỹ thuật, đo lường, xử lý kết quả cuối cùng. Quá trình hiệu chuẩn cần đáp ứng điều kiện môi trường, chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đảm bảo việc thực hiện an toàn, nhanh chóng.

Điều kiện môi trường

  • Nhiệt độ (20 - 30)oC
  • Độ ẩm (50 - 80)%RH

Chuẩn bị

  • Đặt cân bồn chắc chắn, hoặc được cố định trên nền, móng vững chắc.
  • Khởi động trước 30 phút trước khi tiến hành đo.
  • Làm sạch bộ phận tiếp nhận tải

Quy trình hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn cân bồn cần được thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

  • Kiểm tra nhãn mác cân
  • Các thông số kỹ thuật của cân

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

  • Kiểm tra các chi tiết và lắp ghép, bộ phận chịu tải
  • Bộ phận chỉ thị.

Bước 3: Kiểm tra đo lường các thông số

  • Sai số lớn nhất cho phép.
  • Độ trễ.
  • Kiểm tra độ lặp lại.
  • Đánh gia độ đúng.

Bước 4: Xử lý kết quả

  • Cấp giấy chứng nhận, dán tem hiệu chuẩn nếu cân đạt yêu cầu.
zalo-img.png
0973409555