1. Cân bàn là cân không tự động cấp chính xác trung bình theo OIML R76 – 2006; bao gồm cân bàn điện tử - chỉ thị số, cân bàn cơ khí – đồng hồ, cơ khí – quả đẩy hoặc quả tỷ lệ.
2. Kiểm định ban đầu là kiểm định lần đầu tiên mới được sản xuất, mới nhập khẩu, mới được lắp đặt trước khi đưa cân vào sử dụng.
3. Kiểm định định kỳ các lần kiểm định tiếp theo kiểm định ban đầu theo chu kỳ quy định.
4. Kiểm định bất thường là kiểm định cân trong quá trình sử dụng theo yêu cầu cụ thể. Thí dụ yêu cầu của người sử dụng cân, yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (thanh tra, kiểm tra, v.v.).
5. Giá trị độ chia là giá trị thể hiện bằng đơn vị đo khối lượng, chênh lệch giữa hai giá trị khắc vạch liền kề (đối với cân cơ khí) hoặc giữa hai giá trị liền kề (đối với cân điện tử).
6. Giá trị độ chia kiểm là giá trị thể hiện bằng đơn vị đo khối lượng dùng để phân loại và kiểm định cân.
7. Số lượng độ chia kiểm là tỷ số giữa mức cân lớn nhất và giá trị độ chia kiểm.
8. Độ nhậy (tại một mức cân) là cân bàn cơ khí chỉ thị chính là tỷ số giữa trị số dịch chuyển của mỏ kim chỉ (tính bằng mm) khi thêm vào (hoặc bớt ra) bàn cân một gia trọng (tính bằng g, kg).
9. Độ động (tại một mức cân) của cân bàn điện chỉ thị số hoặc cân bàn cơ khí chỉ thị đồng hồ là khả năng phản ứng của cân đối với sự thay đổi nhỏ của tải trọng.
10. Độ lặp lại (tại một mức cân) là sự chênh lệch lớn nhất của nhiều lần cân của cùng 1 tải trọng tại mức cân đó.
11. Sai số lớn nhất cho phép (tại một mức cân) là sự chênh lệch lớn nhất (dương hoặc âm) theo quy định giữa giá trị chỉ thị của cân và giá trị tương ứng xác định bằng quả cân chuẩn tại mức cân đó.
12. Độ hồi sai (tại một mức cân) là chênh lệch giữa số chỉ khi tăng tải và giảm tải tại mức cân đó.
13. Cơ số chuẩn là số lượng quả cân chuẩn cần thiết theo quy định để kiểm định cân theo phương pháp thế chuẩn.