Cân điện tử hay cân kỹ thuật số, là một thiết bị đo lường trọng lượng bằng công nghệ điện tử và cảm biến lực (loadcell). Chúng cung cấp kết quả đo chính xác và nhanh chóng hơn so với cân truyền thống. Cân điện tử có nhiều ứng dụng trong sản xuất, thương mại và cuộc sống hàng ngày.
Cân điện tử có nhiều thiết kế khác nhau về hình dáng và kích thước, từ nhỏ gọn đến lớn hơn như cân ô tô hoặc tích hợp vào hệ thống cơ khí sẵn có như đường ray tàu hỏa hoặc bồn chứa…để tạo thành một hệ thống cân định lượng. Tuy nhiên, cấu tạo cơ bản của thiết bị bao gồm các bộ phận:
Đây là bộ phận giúp bảo vệ và định hình cân, làm từ nhiều loại vật liệu như thép không gỉ, kính hoặc nhựa, tùy thuộc vào loại cân cụ thể đảm bảo tính chịu lực và nhiệt tốt.
Đĩa cân là mặt phẳng trên cùng của cân điện tử, nơi để đặt các đối tượng cần cân, được làm từ các vật liệu không gỉ nhằm đảm bảo độ bền, cũng như không ảnh hưởng nhiều để vật thể khi đặt lên cân.
Loadcell được gắn cố định ở một đầu và liên kết với mặt bàn cân, chịu tác dụng lực và truyền tín hiệu cho kết quả khi đo trọng lượng. Chúng có thiết kế đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm thanh, nén, uốn và nhiều biến thể khác, tùy theo loại cân và mục đích ứng dụng cụ thể như cân bàn, cân ô tô, cân sàn, cân điểm bột, cân thủy sản, và nhiều loại khác.
Bộ phận này là nơi giải mã tín hiệu từ loadcell và chuyển chúng thành tín hiệu kỹ thuật số để xử lý và hiển thị.
Nó dùng để hiển thị kết quả đo lường thông qua màn hình LED hoặc LCD.
Là bộ phận điều khiển trung tâm của cân với vai trò tiếp nhận và xử lý thông tin từ loadcell và mạch chuyển đổi tín hiệu, có khả năng kết nối với máy tính, máy in và phần mềm quản lý dữ liệu. Từ đó cho phép người dùng tính toán và đưa ra các thông tin như người dùng mong muốn.
Cân điện tử thường đi kèm với các phím chức năng để người dùng có thể lựa chọn các cài đặt và chức năng nhanh chóng.
Cân điện tử ngày nay đã có mặt trong hấu hết trong các hoạt động sinh hoạt của con người, bởi:
Cân điện tử được phân loại theo tải trọng, tức là khả năng chịu trọng lượng tối đa mà chúng có thể cân được. Dưới đây là phân loại cơ bản theo tải trọng:
Cân điện tử có nhiều loại và ứng dụng đa dạng trong đời sống và sản xuất kinh doanh. Ví dụ như:
Các sản phẩm như cân bàn điện tử, cân tính tiền, cân in mã vạch và cân in tem nhãn thường được sử dụng để cân các loại hàng hóa và thực phẩm tại các cửa hàng bách hóa, siêu thị, và chợ. Chúng thường có tải trọng cân nhỏ (dưới 30kg) và thích hợp cho việc cân những đồ vật nhẹ và trung bình.
Các loại cân này được thiết kế để cân khối lượng hàng hóa lớn (500kg đến 100 tấn), chẳng hạn như cân ô tô, xe tải, cân điện tử xe nâng, cân treo điện tử, cân bồn, cân si lô, cân toa tàu hỏa và cân container.
Chúng được sử dụng trong các nhà ga, bến cảng và kho hàng, cũng như trong quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm cân bàn, cân sàn điện tử, cân đếm số lượng, cân đóng bao, cân triết rót và cân kiểm tra trọng lượng trong dây chuyền sản xuất.
Loại cân này bao gồm các dòng cân phân tích, cân kỹ thuật và cân phân tích độ ẩm, thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm để cân mẫu vật và phân tích hàm lượng, tỷ trọng của các nguyên liệu và chất liệu.
Các loại cân này được thiết kế để phục vụ cho các mục đích chuyên biệt như cân pha chế sơn, cân tính tỷ trọng tinh bột, cân đo lực kéo và nhiều ứng dụng khác. Chúng thường có thiết kế và tính năng riêng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của ngành công nghiệp.
Được sử dụng trong lĩnh vực y tế và cá nhân, các loại cân sức khỏe có tải trọng dưới 200kg và thường kết hợp với chức năng đo chiều cao và tính toán thể trạng người dùng.
Đây là loại cân điện tử có tính năng cân trọng lượng và sấy khô các mẫu vật trên bàn cân nhanh chóng với độ chính xác cao.
Cân điện tử tiếng anh là gì?Cân điện tử trong tiếng Anh được gọi là "electronic scale." Làm thế nào để bảo trì và chăm sóc cân điện tử?
Nếu không chắc chắn, luôn tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia.
|