Khi bước vào phòng thí nghiệm nghiên cứu, có một thiết bị được gọi với rất nhiều cái tên: tủ nuôi cấy tế bào, tủ nuôi cấy mô, tủ cấy vi sinh, tủ PCR hay tủ an toàn sinh học…
Tuy nhiên một điều quan trọng bạn cần phải biết là không phải tất cả các tủ này đều giống nhau, thực tế chúng có chức năng bảo vệ khác nhau. Điểm chung của các thiết bị này đó là tạo ra dòng khí chảy lớp để làm sạch khu vực làm việc, nhưng không phải tất cả đều bảo vệ cá nhan sử dụng và môi trường. Bên dưới đây là hướng dẫn về sự khác biệt của 2 thiết bị thường thấy đều tạo ra dòng khí chảy lớp, tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh.
Tủ cấy vi sinh hay tủ tạo môi trường sạch được gắn màng lọc khí HEPA hoặc ULPA ở trên đầu hoặc sau lưng tủ. Loại thiết bị này chỉ bảo vệ mẫu thao tác. Bạn có thể sử dụng cho các hoạt động cần môi trường sạch như tránh bụi khí lắp ráp các thiết bị vô trùng. Không được dùng tủ cấy vi sinh khi thao tác với môi trường tế bào, các đối tượng có khả năng gây nhiễm cũng như bất kỳ các đối tượng nguy hiểm khác.
Các công việc có thể làm trong tủ cấy vi sinh:
Làm việc với các đối tượng không nguy hiểm đòi hỏi môi trường sạch, không bụi.
Không sử dụng loại tủ này để thao tác với các hóa chât độc hại, tác nhân vi sinh độc hại. đòng vị phóng xạ và bất kỳ đối tượng nào có thể gây dị ứng.
Tủ an toàn sinh học (tủ an toàn vi sinh) là một tủ kín, đối lưu bên trong dùng khi thao tác với các vi sinh vật gây bệnh (hoặc có khả năng gây bệnh) được sử dụng để bảo vệ an toàn cho nhân viên phòng thí nghiệm bằng cách làm sạch môi trường xung quanh qua màng lọc HEPA hoặc ULPA giúp loại bỏ các vi khuẩn và vi rút độc hại. Tủ an toàn sinh học được chia thành ba cấp I, II và III dựa trên mức độ bảo vệ mà chúng mang lại.
Tủ có khả năng bảo vệ nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường xung quanh khỏi việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, nhưng chúng không bảo vệ mẫu đang được thao tác bên trong.
Không khí thoát ra được đi qua bộ lọc và có thể được thải ra bên ngoài môi trường hoặc được tái tuần hoàn, tùy thuộc vào loại công việc đang được thực hiện.
Không khí hút vào tủ không đi qua bất kỳ bộ lọc, vì không khí này có thể không sạch, nên không thể sử dụng tủ an toàn sinh học cấp I cho các vật liệu dễ bị nhiễm bẩn.
Tủ an toàn sinh học cấp II cung cấp sự bảo vệ tầm trung. Giống như lớp I, chúng có thể xử lý an toàn vi sinh vật ở các mức an toàn sinh học 1- 3. Tuy nhiên, sự khác biệt chính là không khí chảy trong và ngoài tủ đi qua bộ lọc HEPA vì vậy nó có thể bảo vệ cả mẫu lẫn môi trường xung quanh.
Tủ an toàn sinh học cấp II được chia nhỏ thành bốn loại: A1, A2, B1 và B2, dựa trên cấu trúc và vận tốc dòng khí, và hệ thống ống xả của chúng.
Các tủ an toàn sinh học cấp III này cung cấp sự bảo vệ tối đa cho nhân viên, môi trường xung quanh và cả mẫu.
Hệ thống này kín khí, tất cả mọi vật liệu đi vào hoặc đi ra phải qua một nồi hấp tiệt trùng.
Tủ an toàn sinh học cấp III được sử dụng trong phòng thí nghiệm có mức độ độc hại cao nhất với các tác nhân nguy hiểm sinh học cần phải được bảo vệ ở mức cao nhất.
Các công việc có thể thực hiện bên trong tủ an toàn sinh học:
Chỉ được thao tác với một lượng hóa chất bay hơi giới hạn trong tủ B1 và B2
Bên dưới đây là hướng dẫn về sự khác biệt giữa 2 thiết bị thường thấy để bảo vệ an toàn cho người kỹ thuật viên xét nghiệm, môi trường và mẫu bệnh phẩm trong phòng xét nghiệm vi sinh là Tủ an toàn sinh học cấp II và Tủ cấy vi sinh.
Đều phục vụ cho mục đích nuôi cấy vi sinh, nuôi cấy mô tế bào …
Nguyên lý tạo ra dòng khí chảy lớp và qua màng lọc để làm sạch khu vực làm việc hay khu vực cần độ sạch để nuôi cấy.
Cả hai tủ này đều có màng lọc HEPA với hiệu suất cao có thể giữ lại các hạt có kích thước 0,3µm với hiệu suất ít nhất là 99,97%.
Khử trùng khoang làm việc bằng ánh sáng UV.
Đều dùng bảo vệ được kỹ thuật viên xét nghiệm và môi trường nhưng do hướng đi của dòng khí vào và ra khỏi tủ rất khác nhau, do đó mỗi loại thích hợp với một công việc riêng.
* Nguyên lý cấu tạo:
Hình 1: Nguyên lý cấu tạo vào hướng dòng khí tủ an toàn sinh học
Hình 2: Nguyên lý cấu tạo vào hướng dòng khí tủ cấy vi sinh
Với những ứng dụng và mục đích sử dụng như trên của Tủ an toàn sinh học – Tủ cấy vi sinh – Tủ PCR… để đảm bảo an toàn tối đa cho mẫu, nhân viên thao tác cũng như môi trường xung quanh. Với các điều kiện nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn tối đa, việc đánh giá khả năng hoạt động của một tủ an toàn sinh học cũng như tủ cấy vi sinh là rất quan trọng và cần thiết.
Vì vậy, TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM (SMETEST) chúng tôi đã cho ra dịch vụ Thử nghiệm Tủ an toàn sinh học – Tủ cấy vi sinh – Tủ PCR... Với dịch vụ thử nghiệm chúng tôi sử dụng các thiết bị hiện đại và mới nhất được sản xuất từ các hãng nổi tiếng và đáng tin cậy ở các quốc gia trên thế giới cùng phần mềm lưu trữ dữ liệu trên mỗi thiết bị. Tất cả các thiết bị thử nghiệm đều được liên kết chuẩn Quốc gia và Quốc tế định kỳ. Với phương châm “CHÍNH XÁC – KỊP THỜI – HIỆU QUẢ” cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, chúng tôi cam kết đảm bảo cung cấp các kết quả thử nghiệm chính xác và đáng tin cậy.
Các chỉ tiêu thử nghiệm tủ an toàn sinh học chính bao gồm:
Các chỉ tiêu thử nghiệm tuỳ chọn bao gồm:
Vui lòng gọi SMETEST cho tất cả nhu cầu về Thử nghiệm và chứng nhận Tủ an toàn sinh học – Tủ cấy vi sinh – Tủ PCR.... Liên hệ chúng tôi trực tuyến hoặc gọi HOTLINE để thảo luận tất cả các nhu cầu của bạn và lên lịch cho các dịch vụ.
Với mọi cuộc, SMETEST sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ và nhanh nhất về: