Hiệu chỉnh là quy trình quan trọng trong đo lường và kiểm tra, được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, giáo dục, y tế và nghiên cứu khoa học. Vậy mục đích của việc hiệu chỉnh là gì và vì sao lại cần thiết? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Hiệu chỉnh là một tổ hợp những hoạt động chỉnh sửa, điều chỉnh lại những sai sót của thiết bị, máy móc giúp các bộ phận hoàn thiện hơn, đạt được độ chính xác cao hơn trong quá trình vận hành. Hiệu chỉnh thiết bị giúp đảm bảo kết quả đầu ra ở mọi sản phẩm có thể đồng bộ, đáp ứng các tiêu chí sản xuất và sử dụng.
Hiệu chỉnh đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo độ chính xác và hiệu suất của từng thiết bị đo lường:
Đảm bảo độ chính xác: Hiệu chỉnh giúp các thiết bị đo lường có thể hoạt động đúng cách, cung cấp kết quả đáng tin cậy nhất.
Duy trì chất lượng sản phẩm: Trong hoạt động sản xuất, hiệu chỉnh giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về chất lượng.
Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Nhiều lĩnh vực yêu cầu thiết bị đo phải được hiệu chỉnh đều đặn và thường xuyên nhằm tuân thủ quy định của pháp luật.
Đảm bảo độ bền thiết bị: Công đoạn hiệu chỉnh giúp kỹ thuật viên phát hiện sớm những sai sót, hỏng hóc của thiết bị và đưa ra biện pháp sửa chữa kịp thời, từ đó giảm nguy cơ thiết bị hư hại nghiêm trọng.
Như thông tin đã được đề cập trước đó, mục đích chính của việc hiệu chỉnh sẽ giúp kiểm tra và điều lại những sai sót của hệ thống thiết bị:
Chỉnh sửa lỗi phần mềm như ngôn ngữ lập trình, thuật toán.
Chỉnh sửa các lỗi hiển thị trên máy móc như cú pháp ngôn ngữ.
Chỉnh sửa những sai sót trong quá trình lắp ráp và vận hành chức năng thiết bị.
Dự đoán những lỗi có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ có những chú ý và đề ra biện pháp phù hợp, giúp máy móc về sau không lặp lại những sai sót đó một lần nữa.
Giúp duy trì giá trị của hệ thống và những phương tiện đo đang được sử dụng.
Đánh giá sự liên kết giữa các thiết bị với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất của phép đo.
Hiệu chuẩn cũng giúp xác định sai số của phương tiện và điều chỉnh phù hợp trước khi được đưa vào quy trình sản xuất.
Đảm bảo sự tin cậy cao của phương tiện đo với kết quả đo.
Xác định mức độ không đảm bảo của phương tiện đo.
Phát hiện ra những hư hỏng bất thường hoặc dự đoán được hư hỏng, xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời.
Giúp thiết bị mà doanh nghiệp sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngành nghề, quốc tế.
Kiểm định, hiệu chỉnh và hiệu chuẩn đều là 3 công đoạn quan trọng trong lĩnh vực đo lường, thường được dùng để đảm bảo tính chính xác của thiết bị. Tuy nhiên vẫn có không ít người nhầm lẫn do các thuật ngữ này khá tương đồng. Dưới đây là bảng so sánh các tiêu chí giúp phân biệt:
Tiêu chí |
Hiệu chỉnh |
Kiểm định |
Hiệu chuẩn |
Tính bắt buộc |
Sẽ thực hiện khi thiết bị không đạt yêu cầu sau hiệu chuẩn |
Bắt buộc cho thiết bị thuộc danh mục quy định |
Không bắt buộc |
Kết quả |
Không cấp giấy chứng nhận |
Cấp giấy chứng nhận và tem khi đạt yêu cầu |
Có cấp giấy chứng nhận |
Chu kỳ thực hiện |
Sau khi hiệu chuẩn nếu kết quả không đạt yêu cầu |
Trước khi sử dụng, kiểm tra định kỳ và sau sửa chữa. |
Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, thường là 1 năm |
Quy trình |
Điều chỉnh thiết bị để đạt yêu cầu đo lường |
Thực hiện theo quy trình của bộ khoa học công nghệ |
Thực hiện theo quy trình nhà sản xuất |
Vai trò |
Điều chỉnh lại thiết bị để đạt độ chính xác cao khi đo lường |
Đảm bảo thiết bị tuân thủ độ an toàn và yêu cầu pháp lý |
Đảm bảo độ chính xác của thiết bị trong quá trình sử dụng |
Bên cạnh đó, đây là cách đơn giản hơn để phân biệt ba phương pháp trên:
Kiểm định: Là hoạt động để phục vụ cho mục đích: mua bán, thanh toán, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường, thanh tra, kiểm tra.
Hiệu chuẩn: Là công đoạn duy trì độ chính xác được thực hiện định kỳ theo nhu cầu.
Hiệu chỉnh: Điều chỉnh, sửa chữa những sai số sau khi hiệu chuẩn, đảm bảo thiết bị đạt yêu cầu đo lường.
Có thể thấy rằng mục đích của việc hiệu chỉnh không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo tính chính xác của thiết bị mà còn hướng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí vận hành và giảm thiểu rủi ro. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất!