Thước đo độ cao
Thước đo độ cao có tên tiếng Anh là Height Gauge, hoạt động giống như thước cặp nhưng gắn trên thân thẳng đứng, dùng để đo độ cao, khoảng cách theo trục Z trên vật thể, đánh dấu điểm làm việc. Độ linh hoạt và chính xác cao khiến nó trở thành công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp, cơ khí chế tạo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình sản xuất, đo lường.
Thước đo cao gồm trục chính với các vạch đo, đế của trục chính, đầu đo có mũi nhọn và bộ phận chia vạch du xích. Nếu là thước điện tử sẽ kèm với bộ phận đọc và hiển thị điện tử để cung cấp kết quả đo chính xác và thuận tiện.
Thước đo độ cao điện tử và cơ khí là 2 loại chính của thước đo độ cao..
Thước đo độ cao đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề như cơ khí chế tạo, điện tử, xây dựng, đo đạc chi tiết để đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu suất sản xuất và xây dựng.
Cơ khí chế tạo: Kiểm tra và đo lường chi tiết máy móc.
Điện tử: Đảm bảo chính xác của linh kiện và bo mạch điện tử.
Xây dựng: Kiểm tra chiều cao các thành phần.
Đo đạc chi tiết: Sử dụng trong ngành chế tạo máy, ô tô để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hiệu chuẩn thước đo cao giúp đảm bảo sự chính xác của thước khi thực hiện đo lường. Môi trường làm việc, va chạm, rung động, thời gian tác động đến chất lượng sản phẩm. Thực hiện bước này định kỳ giúp phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề kỹ thuật, tránh kết quả sai lệch khi đo, duy trì độ chính xác trong quá trình sử dụng.
Địa điểm đủ sáng, không bị rung động.
Nhiệt độ (23 ± 2) ºC.
Độ ẩm: (50± 20) %RH.
Vệ sinh phương tiện hiệu chuẩn.
Sắp xếp chúng gần thước.
Kẹp đồng hồ so vào thước.
Mở khóa di chuyển thước đo.
Kiểm tra bên ngoài:
- Nhãn ghi đầy đủ thông số như số máy, nơi sản xuất, giá trị Max, độ chia.
- Phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết.
- Bộ phận chỉ thị phải rõ ràng, dễ đọc, không được đứt nét.
- Không được có trầy xước, han rỉ, lồi lõm, hoặc hư hỏng ảnh hưởng đến tính năng và độ chính xác của thước.
- Các vạch khắc trên thang đo phải rõ ràng, đều đặn, vuông góc với mép.
- Đế thước phải bằng phẳng để không ảnh hưởng đến kết quả đo.
Kiểm tra đo lường:
Trong quá trình hiệu chuẩn, người thực hiện lựa chọn giữa hai phương pháp: sử dụng caliper tại nhà máy của khách hàng hoặc Height Master nếu thực hiện hiệu chuẩn tại phòng Lab.
- Caliper Checker
1. Dựng đứng Caliper Checker trên bàn đá.
2. Cài về điểm tham chiếu trên thước đo cao ở vị trí càng thấp càng tốt trên Caliper Checker (ví dụ: mốc độ cao 20mm).
3. Tiến hành đo lần lượt các mốc độ cao như 50mm, 100mm, 150mm, 200mm, 300mm, hoặc theo yêu cầu.
4. Ghi nhận kết quả đo tại từng mức kiểm.
Lưu ý: Cẩn thận khi nâng đầu dò để tránh ảnh hưởng đến mặt đáy của khối tiếp theo.
- Height Master:
1. Cài về điểm tham chiếu trên thước đo cao ở vị trí càng thấp càng tốt trên Height Master (ví dụ: mốc độ cao 20mm).
2. Tiến hành đo lần lượt các mốc độ cao, như 60mm, 100mm, 140mm, hoặc theo yêu cầu.
3. Ghi nhận kết quả đo tại từng mức kiểm.
Khi đạt yêu cầu, thước đo được gắn tem, kèm theo chứng nhận hiệu chuẩn. Chu kỳ là 01 năm để đảm bảo đồng nhất và đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng.