TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555
Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng với quy trình từ A đến Z
Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng với quy trình từ A đến Z
Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo thiết bị hoạt động độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu quy định, khắc phục kịp thời sai sót, lỗi khi dùng.
Việc hiệu chuẩn máy đo ánh sáng là vô cùng quan trọng để đảm bảo thiết bị cung cấp kết quả đo lường chính xác về ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo trong môi trường. Điều này giúp xác định các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tạo ra một môi trường ánh sáng thoải mái, hiệu quả cho người sử dụng.

Máy đo ánh sáng

Máy đo ánh sáng hay còn gọi là lux kế, là 1 thiết bị được trang bị các cảm biến bên ngoài để đo lường cường độ ánh sáng trong một không gian cụ thể. Thiết bị được thiết kế các bộ cảm ứng có khả năng thu nhận, phân tích nồng độ tia cực tím có trong ánh sáng, sau đó hiển thị kết quả trên một màn hình LCD.

Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng với quy trình từ A đến Z

Ưu điểm

  • Máy đo ánh sáng có thiết kế nhỏ gọn, cho phép dễ dàng mang theo bất cứ đâu.
  • Bộ cảm biến máy hoạt động ổn định, tuổi thọ cao đảm bảo kết quả đo chính xác.
  • Máy có giao diện chức năng dễ hiểu, sử dụng, chỉ cần nắm hướng dẫn cơ bản.
  • Một số thiết bị có tính năng chỉ định quá tải bảo vệ máy khỏi tác động tiêu cực.
  • Màn hình LCD có đèn nền giúp đọc kết quả dễ dàng nếu điều kiện ánh sáng kém.
  • Máy còn có khả năng kết nối với máy tính qua cổng USD, tạo báo cáo thuận tiện.
  • Nếu pin yếu máy sẽ báo cho người dùng để kịp thời sạc, thay thế nếu cần thiết.

Ứng dụng

  • Máy đo ánh sáng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
  • Nhiếp ảnh: thiết bị được xem là công cụ quan trọng đo lường, điều chỉnh cường độ ánh sáng, giúp tạo ra các bức ảnh chất lượng, sắc nét, chính xác hơn.
  • Kiến trúc, thiết kế cảnh quan: máy được sử dụng để đảm bảo mức độ ánh sáng trong xây dựng đủ phù hợp, tạo môi trường sống, sinh hoạt thoải mái, an toàn.
  • Công nghiệp: thiết bị giúp đảm bảo rằng mức độ ánh sáng trong các môi trường làm việc là đủ để tối ưu hóa hiệu suất, bảo vệ an toàn người lao động.
  • Nông nghiệp: thiết bị được dùng để đo lượng ánh sáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và thúc đẩy sản xuất, sản lượng nông nghiệp hiệu quả.
  • Nghệ thuật, giải trí, quay phim: máy đo ánh sáng giúp cân bằng, kiểm soát độ sáng, tạo ra các bức ảnh, cảnh quay đẹp mắt, thẩm mỹ và chuyên nghiệp hơn.
  • Văn phòng, trường học, bệnh viện: máy dùng khắc phục, điều chỉnh mức độ ánh sáng đủ, phù hợp cho hoạt động sống, học tập, khám chữa bệnh hàng ngày.
  • Ngành luyện kim, nghiên cứu kiểm soát chiếu sáng: trong những ngành này, thiết bị đóng vai trò quan trọng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn.

Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng với quy trình từ A đến Z

Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo ánh sáng

Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng cần thực hiện định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần để giúp máy đảm bảo độ chính xác, hiệu suất, tuân thủ tiêu chuẩn, phát hiện sớm lỗi.

Đảm bảo chính xác

Theo thời gian, độ chính xác máy đo có thể giảm dần và dẫn đến kết quả đo không chính xác, sai lệch. Hiệu chuẩn giúp đảm bảo rằng máy đo vẫn hoạt động với độ chính xác mong muốn, giảm thiểu sai số trong quá trình đo lường.

Tính ổn định

Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng giúp duy trì tính ổn định của máy đo, phòng ngừa rủi ro sai lệch, lỗi, sự cố sau 1 thời gian dài sử dụng gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Tuân thủ tiêu chuẩn

Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng là yêu cầu của nhiều tiêu chuẩn, quy định ngành công nghiệp. Bằng cách thực hiện định kỳ, các tổ chức đảm bảo môi trường làm việc tuân thủ an toàn, đảm bảo an toàn, hiệu suất trong sản xuất, kinh doanh…

Nhanh chóng phát hiện lỗi

Quá trình hiệu chuẩn cung cấp cơ hội để phát hiện, sửa chữa sớm các lỗi trong máy. Bằng cách này, người vận hành có thể thực hiện biện pháp sửa chữa hoặc điều chỉnh cần thiết để duy trì, khôi phục độ chính xác thiết bị.

Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng với quy trình từ A đến Z

Quy định hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng cần tuân thủ quy định về phạm vi áp dụng, điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm), các phép hiệu chuẩn, dụng cụ sử dụng…

Phạm vi áp dụng

Hiệu chuẩn lần đầu, định kỳ hoặc sau sửa chữa các phương tiện đo độ rọi trong phạm vi từ 10 lx đến 20 000lx, có độ chính xác lên đến 1,0%.

Giải thích từ ngữ

1.1 Độ rọi là đại lượng biểu thị mức độ chiếu sáng trên bề mặt cụ thể, được tính bằng mật độ quang thông trên diện tích bề mặt đó. Đơn vị đo độ rọi là lux (kí hiệu: lx), nó thể hiện tỷ lệ giữa lượng quang thông và diện tích bề mặt được chiếu sáng. Trong trường hợp bề mặt không được chiếu sáng đồng đều, độ rọi được tính bằng trung bình của các giá trị độ rọi tại các điểm khác nhau trên bề mặt.

2.2. Môi trường tối được sử dụng để kiểm tra điểm "0", như được đề cập trong quy trình này là một môi trường có độ rọi từ 0 lx đến 0,1 lx.

2.3 Phương pháp hiệu chuẩn là so sánh với một quang kế chuẩn tại các khoảng cách khác nhau, so với nguồn sáng chuẩn nhiệt độ màu từ 2700 K - 3200 K.

Các phép hiệu chuẩn

  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra đo lường
  • Kiểm tra điểm “0”
  • Kiểm tra sai số

Phương tiện hiệu chuẩn

TT

Tên phương tiện

Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản

Áp dụng cho điều mục của quy trình

1

Chuân đo lường

   

1.1

Quang kế chuẩn (Photometer Head)

Độ nhạy độ rọi: (15 -26) nA/lx, hàm phổ độ nhạy tương đối xấp xỉ V(k),

f < (1,0 - 2,2) %.

U = (0,5 - 1,0) %; k = 2

6.2; 7.3.1; 7.3.2

2

Phương tiện đo khác

   

2.1

Thiết bị đo phổ bức xạ

Dải bước sóng: 380 nm - 780 nm

Độ rộng phổ: 5 nm

Độ chính xác bước sóng: 0,3 nm

6.6.2; 7.3.2

2.2

Máy đo dòng nhỏ

- Phạm vi đo: 2 nA - 20 mA

- Độ chính xác: (0,1 - 0,4) %

6.5.2 ; 7.3.1

2.3

Máy đo vạn năng

Phạm vi đo:

- Điện áp: (0 - 1000) VDC

- Dòng: (0 - 1) A (DC)

- Dòng: (0 - 1) A (DC)

-  Độ chính xác phép đo điện áp: < 5 ppm (24 h)

6.5.1

2.4

Nguồn sáng (Đèn chuẩn)

Nhiệt độ màu: CCT: (2700 - 3200) K Công suất: P = 1000 W - 2000 W U = (1,0 - 1,5) %, k = 2

7.3.1; 7.3.2

2.5

Bộ nguồn cấp

Nguồn cung cấp:

- Điện áp : 0 V - 110 VDC

- Dòng điện : 0 A - 30 A

- Điện áp thăng giáng nhỏ hơn: 0,005 % + 3 mV

- Dòng điện thăng giáng nhỏ hơn: 0,05 % + 10 mA

6.4

2.6

Điện trở chuẩn

- Giá trị : 0,01 Q ± 0,01%

- Công suất điện cho phép : 3,0 W

6.4; 6.5.2

3

Phương tiện phụ

   

3.1

Giá trắc quang

- Phạm vi: (0 - 4500) mm

- Độ chính xác: ± 2 mm / 4500 mm

6.1; 6.2; 6.3; 7.3.2

3.2

Các thiết bị phụ trợ

Thiết bị định tâm bằng laser, thủy bình, mia chuẩn, hệ thống gá, đui đèn, hệ thống vít me, hệ thống vi chỉnh TP 90, ...

6.1; 6.2

3.3

Buồng tối quang học

Là môi trường tối có mức độ rọi đạt: (0,0 - 0,1) lx

6.1; 6.2; 6.3; 7.3.2

 Điều kiện hiệu chuẩn

- Nhiệt độ: (23 ± 5) oC.

- Độ ẩm tương đối: (35 ^ 85) % RH.

Chuẩn bị hiệu chuẩn

  1. Dùng thiết bị định tâm laser và mia chuẩn đặt trên giá trắc quang tạo trục quang.
  2. Lắp đặt quang kế chuẩn và máy đo độ rọi cần hiệu chuẩn bằng cách sử dụng thiết bị định tâm laser để chiếu chùm laser và điều chỉnh hệ thống giá đỡ sao cho mặt phẳng chuẩn của quang kế vuông góc với trục quang.
  3. Lắp đèn chuẩn vào vị trí đui đèn phù hợp trên giá trắc quang và căn chỉnh để mặt phẳng chuẩn của đèn vuông góc với trục quang.
  4. Nối nguồn cung cấp điện cho đèn chuẩn sau khi kiểm tra cực của đèn.
  5. Kiểm tra hệ thống đo bằng cách sử dụng máy đo vạn năng để kiểm tra nguồn cấp điện và kiểm tra tín hiệu quang từ quang kế chuẩn đến máy đo dòng nhỏ.
  6. Chuẩn bị các thiết bị sử dụng cho hiệu chuẩn bằng cách bật tất cả các máy đo và nguồn cung cấp ít nhất 30 phút trước khi thực hiện đo.

Hiệu chuẩn máy đo ánh sáng với quy trình từ A đến Z

Quy trình hiệu chuẩn máy đo ánh sáng

Quy trình hiệu chuẩn máy đo ánh sáng bao gồm 4 bước là kiểm tra bề ngoài, kiểm tra phần kỹ thuật, kiểm tra đo lường và xử lý cuối cùng.

Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra bằng quan sát trực tiếp để đảm bảo phương tiện đo đáp ứng yêu cầu về hình dáng, kích thước, hiển thị, ký hiệu và phụ kiện đi kèm. Cần đảm bảo sau khi hiệu chuẩn, phương tiện đo được niêm phong hoặc kẹp chì đúng quy trình.

Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường phương tiện đo dựa trên tài liệu kỹ thuật, bao gồm kiểm tra chuyển thang đo và điều chỉnh điểm "0" (nếu có), đảm bảo phương tiện đo được chuẩn bị sẵn sàng để niêm phong sau khi hoàn thành.

Kiểm tra đo lường

Kiểm tra điểm "0": Sử dụng phương tiện đo ánh sáng cần kiểm định để đo độ rọi trong môi trường tối (0 lx đến 0,1 lx) và ghi lại kết quả sau 3 lần đo lặp.

Kiểm tra sai số: Xác định các điểm cần kiểm tra sai số trên thang đo của phương tiện đo và thực hiện 5 lần phép đo lặp cho mỗi điểm, ghi kết quả vào biên bản.

Xử lý cuối cùng

Nếu phương tiện đo độ rọi đáp ứng yêu cầu, chúng sẽ được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn. Ngược lại, chúng sẽ không được cấp chứng chỉ và dấu hiệu cũ sẽ bị xóa.

Chu kỳ hiệu chuẩn máy đo ánh sáng: Chu kỳ hiệu chuẩn của phương tiện đo ánh sáng là 12 tháng.

zalo-img.png
0973409555