TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM

Tại sao phải kiểm định huyết áp kế thủy ngân?

Tại sao phải kiểm định huyết áp kế thủy ngân?
Kiểm định huyết áp kế thủy ngân cần thực hiện định kỳ bởi chuyên gia kỹ thuật hoặc trung tâm để kiểm tra độ chính xác bằng cách so sánh với các giá trị đo chuẩn.

Kiểm định huyết áp kế thủy ngân là quy trình quan trọng để đảm bảo độ chính xác của thiết bị, tính nhất quán, giúp giảm sai số đo lường. Quá trình này cực kỳ quan trọng để cung cấp thông tin chính xác về huyết áp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Huyết áp kế thủy ngân

Huyết áp kế thủy ngân là thiết bị đo huyết áp trong cơ thể, được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế và tại nhà. Thực hiện đo bằng cách bơm khí vào vòng bít xung quanh cánh tay, ghi nhận kết quả qua cột thủy ngân.

Tại sao phải kiểm định huyết áp kế thủy ngân?

Cấu tạo

Cấu tạo của huyết áp kế thủy ngân gồm cột thủy ngân đặt trong thước hình trụ thủy tinh, bóng bơm hơi, vòng bít, dây nối tạo áp lực.

Đặc điểm

- Hiển thị áp suất chính xác tại thời điểm đo.

- Phạm vi đo: 0 - 300 mmHg.

- Sử dụng cột thủy ngân với vạch chia và chữ số rõ ràng, có vỏ sắt chống gỉ bảo vệ.

- Quả bóp có van chắc chắn, dễ vận hành.

- Thích hợp cho phòng khám, bệnh viện và bác sĩ.

Ưu điểm

- Người dùng dễ dàng tự đo một mình mà không cần người khác hỗ trợ.

- Chủ động về thời gian để có thể theo dõi trình trạng sức khỏe mọi lúc mọi nơi.

- Thuận tiện cho việc quản lý sức khỏe, chuẩn bị cho các kiểm tra chuyên sâu khi cần thiết.

Ứng dụng

Huyết áp kế thủy ngân là công cụ đo áp huyết, người bạn đồng hành đáng tin cậy trong việc tự giám sát sức khỏe, hỗ trợ người dùng theo dõi tim mạch, nhận biết các vấn đề liên quan đến áp lực máu như tăng/giảm huyết áp để có hướng điều chỉnh thích hợp.

Tại sao phải kiểm định huyết áp kế thủy ngân?

Kiểm định

Kiểm định huyết áp kế thủy ngân là quy trình so sánh giá trị đo với giá trị chuẩn để đảm bảo kết quả đo lường chính xác, giảm sai số, phát hiện sớm sự lão hóa và hư hỏng, tránh gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng con người do sử dụng máy không chính xác. Tổ chức, cơ sở y tế có đầy đủ bằng chứng để chứng minh về chất lượng, hỗ trợ trong các tranh chấp pháp lý, các thủ tục bảo hiểm cũng như giảm chi phí liên quan.

Phạm vi áp dụng

Phạm vi đo từ (0 -T- 40) kPa hoặc (0 + 300) mmHg.

Các phép kiểm định

  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra đo lường

Điều kiện

Môi trường truyền áp suất là chất khí, có độ thoáng, không bụi, không bị đốt nóng từ một phía, tránh chấn động và va chạm. Nếu có thì độ rung động của kim không vượt quá 1/10 khoảng cách giữa hai vạch chia nhỏ nhất.

Nhiệt độ: (20 ± 5) °C.

Độ ẩm: Không lớn hơn 80%.

Chuẩn bị

Áp kế và thiết bị chuẩn cần được đặt trong phòng kiểm định ít nhất là 06 giờ để đạt nhiệt độ quy định.

Quy trình

Kiểm định huyết áp kế thủy ngân gồm 3 bước: kiểm tra bên ngoài, kỹ thuật, đo lường.

Kiểm tra bên ngoài

- Đầy đủ các chi tiết và phụ tùng như thân huyết áp kế, ống nối, bao khí, van xả…

- Kính của huyết áp kế không được có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác có thể cản trở việc đọc số.

- Mặt số phải có ghi rõ ràng, đầy đủ các vạch chia.

- Tem/nhãn ghi đầy đủ thông tin như đơn vị đo, số của huyết áp kế, hãng sản xuất, các thông tin khác liên quan.

Kiểm tra kỹ thuật

- Đơn vị đo: pascan (Pa), kilôpascan (kPa), milimét thủy ngân (mmHg) có thể sử dụng theo quy định pháp luật hiện hành.

- Yêu cầu kỹ thuật: phải kín chặt, độ giảm áp suất không vượt quá 0,5 kPa/1 phút khi chịu tải.

- Ống đo: phải được chế tạo từ loại thủy tinh trung tính, trong suốt, không có bọt khí, không cong vênh, bề mặt đường kính trong nhẵn bóng, đều, không nhỏ hơn 4 mm, sai số cho phép là ± 0,1 mm.

- Thủy ngân: bắt buộc là thủy ngân tinh khiết, bề mặt sáng long lanh, không chứa bụi, dầu mỡ hoặc vật liệu khác.

- Gioăng đệm: đủ độ kín để giữ thủy ngân không trào ra khi sử dụng, vận chuyển. Cần có độ xốp để cột thủy ngân di chuyển từ 0 đến 200 mmHg trong thời gian ít hơn 1,5 giây khi có áp suất tác động.

- Vạch chia: Cần ghi khắc vạch chia ở cả hai phía (bên trái và bên phải) của cột thủy ngân.

Kiểm tra đo lường

- Sai số cơ bản cho phép khi kiểm định ban đầu bằng: ± 0,4 kPa ( ± 3 mmHg)

- Sai số cơ bản cho phép khi kiểm định định kỳ bằng: ± 0,4 kPa ( ± 3 mmHg).

=> Sai số tăng/giảm áp suất, đàn hồi không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cơ bản được quy định.

Thời gian chịu tải (để tính sai số đàn hồi) ở giới hạn đo trên của huyết áp kế cần kiểm định là 5 phút.

Xác định sai số của huyết áp kế được tiến hành bằng cách so sánh số chỉ áp suất trên huyết áp kế cần kiểm định với số chỉ áp suất tương ứng trên chuẩn.

Phải tiến hành kiểm tra áp suất theo chiều tăng và chiều giảm tại các điểm đo sau:

  • 6,67 kPa ( 50 mmHg); 13,33 kPa ( 100 mmHg); 20 kPa ( 150 mmHg);
  • 26,66 kPa (200 mmHg); 33,33 kPa (250 mmHg); 40 kPa ( 300 mmHg).

- Xác định độ nhạy

Huyết áp kế được coi là nhạy khi có một áp suất tải bằng 0,1 kPa tác động thì cột thủy ngân hoặc kim chỉ thị phải thay đổi vị trí và khi thôi cho chịu tải thì cột thủy ngân hoặc kim chỉ thị phải trở về vị trí ban đầu (chỉ xác định độ nhạy tại điểm “0”).

- Trước khi kiểm tra đo lường phải điều chỉnh điểm “0” ở chuẩn.

Xử lý chung

Huyết áp kế đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định. Ngược lại, không đáp ứng đủ điều kiện sẽ không thể nhận, dấu hiệu cũ sẽ được xoá. Chu kỳ kiểm định là 01 năm.

zalo-img.png
0973409555