TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM
HOTLINE: 0973.408.555 SALE: 0973.409.555

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN ĐO LƯỜNG MIỀN NAM

Quy trình hiệu chuẩn thước kẹp điện tử

Quy trình hiệu chuẩn thước kẹp điện tử
Hiệu chuẩn thước kẹp điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chính xác kết quả các công việc đo lường tại các ngành công nghiệp chế tạo máy móc, phụ tùng ôtô, xe máy, điện tử.

Hiệu chuẩn thước kẹp điện tử để đảm bảo kết quả đo lường kích thước vật thể trong ngành công nghiệp là chính xác, giúp các thiết bị hoạt động đúng cách. Trong khâu này, các trung tâm hiệu chuẩn sẽ thực hiện đo giá trị mới được so sánh kết với giá trị chuẩn đã biết trước, nếu có sai lệch thì sẽ tiến hành điều chỉnh lại để đảm bảo độ tin cậy trong quá trình sử dụng.

Thước kẹp điện tử

Thước kẹp điện tử còn gọi là thước cặp điện tử, được thiết kế để đo khoảng cách giữa hai mặt đối diện của một thể như đường kính ngoài, đường kính trong, độ sâu của những chi tiết có hình trụ đặc/rỗng, hình hộp...Độ phân giải đạt đến 0.01mm, vài phiên bản chạm đến ngưỡng 0.001mm, giúp đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, không có sự sai lệch. Khả năng điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với các điểm cần đo làm cho nó trở thành thiết bị quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp.

Quy trình hiệu chuẩn thước kẹp điện tử

Đặc điểm

Gồm 2 ngàm kẹp, để đo kích thước ngoài, kích thước bên trong của các loại phôi cứng bằng nhựa hoặc kim loại với nhiều hình dạng khác nhau.

Cấp chính xác từ 0.02 đến 0.1mm.

Dải đo từ 150mm tới 3000mm.

Phân loại

Các loại thước kẹp điện tử phổ biến trên thị trường như 150 (mm), 200 (mm), 300 (mm).

Thước kẹp điện tử 150mm: phạm vi đo 0-150mm, phù hợp để đo các chi tiết trong ngành xây dựng, cơ khí chế tạo máy…

Thước kẹp điện tử 200mm: phạm vi đo 0-200mm, lý tưởng cho việc đo độ dày vật liệu trong các ngành kỹ thuật, cơ khí…

Thước cặp điện tử 300mm: phạm vi đo 0-300mm, dùng để kiểm tra độ dày linh kiện trong chế tạo máy, khuôn mẫu, ô tô…

Ứng dụng

Thước kẹp panme điện tử được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như cơ khí chế tạo máy, xây dựng, sản xuất khuôn mẫu, ô tô, nội thất, điện tử...giúp đảm bảo độ chính xác trong quá trình đo lường chi tiết, độ dày vật liệu.

HÌnh dưới là PANME càn đổi đúng hình thước cặp

Quy trình hiệu chuẩn thước kẹp điện tử

Cách sử dụng

Với hướng dẫn sử dụng thước kẹp điện tử sau đây giúp bạn dùng hiệu quả, đảm bảo độ chính xác trong việc đo kích thước, độ sâu, các yếu tố khác của vật thể dễ dàng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách thông dụng, tùy vào mẫu mã cụ thể của thiết bị.

Thực hiện đo lường

Vệ sinh sạch sẽ vật thể và thước cặp điện tử.

Bật thiết bị, đảm bảo màn hình hiển thị bằng 0.

Điều chỉnh bộ phận di động sao cho hai mỏ đo chạm nhẹ, vuông góc với vật thể.

Đo đường kính ngoài:

   - Đặt hàm dưới vào phần bên ngoài của vật thể, đọc kết quả hiển thị.

Đo đường kính trong:

   - Sử dụng hàm nhỏ và đảm bảo chúng đóng khít.

   - Đặt hàm đo vào trong khoảng trống vật cần đo, đọc kết quả hiển thị.

Bảo quản

   - Khi không sử dụng, để lại khoảng cách nhỏ giữa hai mỏ đo (khoảng 0.5 mm) để tránh làm hỏng chúng.

   - Lau sạch bụi bẩn trên thước kẹp bằng khăn mềm hoặc giấy ẩm.

   - Bôi dầu máy để chống gỉ sét.

   - Để thước trong hộp hoặc túi nhựa có lót mút hoặc vải mềm.

   - Tránh va chạm hay rơi rớt.

   - Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.

Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn thước kẹp điện tử là bước giúp đảm bảo kết quả đo lường chính xác bởi mọi thiết bị đều có xu hướng lão hóa theo thời gian. Thực hiện định kỳ giúp phát hiện sớm các sai lệch, chèn ép cơ học hoặc hao mòn, giảm nguy cơ đo đạc sai ảnh hưởng đến khâu sản xuất sai yêu cầu, lãng phí tài nguyên và thời gian.

Các phép hiệu chuẩn

Kiểm tra bên ngoài: sử dụng mắt thường, kính lúp.

Kiểm tra kỹ thuât.

Kiểm tra đo lường.

+ Kiểm tra số chỉ của thước: dùng bộ căn mẫu cấp 1;2.

+ Kiểm tra độ phẳng của mặt đo: dùng thước tóc cấp 1.

+ Kiểm tra độ song song của các mặt đo: dùng căn mẫu cấp 1;2, bộ đũa đo cấp 1; thước vặn (0 ÷ 25 mm).

+ Kiểm tra vị trí “0”: dùng mắt thường, kính lúp.

Điều kiện

Nhiệt độ: (10 ÷ 30 )˚C.

Độ ẩm: (50 ± 15)% RH.

Chuẩn bị hiệu chuẩn

Lau chùi thước sạch sẽ bằng dung dịch theo quy định.

Đặt thước kẹp và chuẩn trong môi trường hiệu chuẩn ít nhất 1 giờ.

Quy trình

Kiểm tra bên ngoài: các chữ số hiển thị phải rõ ràng, không bị mờ, đứt nét hoặc khó đọc.

Kiểm tra kỹ thuật:

- Kiểm tra số chỉ của thước

Đối với thước cặp khi đo ngoài:

1. Đặt căn mẫu vào giữa hai mặt đo của thước cặp.

2. Thực hiện đo tại 3 vị trí dọc theo chiều dài của mặt đo, lưu ý ghi số chỉ tương ứng với kích thước của căn mẫu.

Đối với thước cặp khi đo trong:

1. Sử dụng căn mẫu và bộ gá để tạo kích thước đo trong, hoặc sử dụng vòng chuẩn có kích thước tương ứng với kích thước cần kiểm tra trên thước.

2. Sử dụng mỏ đo trong để đo kích thước "đo trong" ở cả hai vị trí đầu và cuối của mỏ đo trong.

3. Ghi lại số chỉ tương ứng của thước cặp.

- Kiểm tra độ phẳng của mặt đo:

Sử dụng thước tóc đặt lần lượt theo chiều dài và đường chéo của mặt đo.

Quan sát khe sáng giữa thước tóc và mặt đo, so sánh với khe sáng mẫu.

Ghi lại kích thước của khe sáng mẫu tương ứng để kiểm tra độ phẳng của mặt đo.

- Kiểm tra độ song song của các mặt đo.

Trường hợp với thước cặp khi đo ngoài:

1. Dùng căn mẫu có kích thước 5mm và kẹp vào giữa mặt đo.

2. Xiết chặt vít hãm.

3. Lấy căn mẫu ra, dùng đũa đo có kích thước khác nhau để kiểm tra khoảng cách giữa hai mặt đo ở vị trí đầu và cuối.

4. Ghi lại hiệu số giữa kích thước của hai đũa đo tại hai vị trí, đây là độ song song của hai mặt đo.

Trường hợp đối với thước cặp khi đo trong:

Dùng thước vặn đo kích thước của mỏ đo trong (ở trạng thái hai mỏ đo sát với nhau rồi xiết chặt vít hãm) tại hai vị trí theo chiều dài của mỏ: hiệu số giữa số đo lớn nhất và nhỏ nhất tại hai vị trí là độ song song của mỏ.

1. Sử dụng thước vặn đo kích thước của mỏ đo trong(ở trạng thái hai mỏ đo sát với nhau rồi xiết chặt vít hãm) tại hai vị trí theo chiều dài của mỏ.

2. Ghi lại hiệu số giữa số đo lớn nhất và nhỏ nhất tại hai vị trí, đây là độ song song của mỏ.

Đối với mỏ dao:

1. Đặt thước tại vị trí 10 mm và xiết chặt vít hãm.

2. Sử dụng thước vặn để đo kích thước đầu và cuối của mỏ đo trong.

- Kiểm tra vị trí “0”

1. Đưa thước cặp về vị trí “0”’.

2. Quan sát khe sáng tạo bởi hai mỏ đo, so sánh với khe sáng mẫu.

3. Ghi kích thước khe sáng mẫu tương ứng.

Xử lý chung

Kết thúc, thước cặp sẽ được dán tem hiệu nếu đạt yêu cầu. Chu kỳ hiệu chuẩn đề nghị là 01 năm.

zalo-img.png
0973409555